Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 20

22
ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM
không những thu kém hơn mà còn phải miễn giảm
thuế để hỗ trợ doanh nghiệp.
Nguyên nhân thứ hai là sự sụt giảm mạnh của
giá dầu từ mức trên 100 USD/thùng trước đây
xuống còn trên/dưới 50 USD/thùng hiện nay, khiến
tỷ trọng thu từ dầu thô trong thu NSNN đã giảm
từ mức khoảng 10% xuống còn khoảng 5-7%. Đó là
chưa kể, khi giá dầu giảm, một số nguồn thu từ thuế
liên quan đến giá dầu như thuế nhập khẩu, thuế
tiêu thụ đặc biệt cũng giảm theo.
Nguyên nhân thứ ba là lạm phát thấp trong
những năm gần đây khiến cho tốc độ tăng trưởng
thu NSNN giảm theo. Hiện nay, khi lạm phát chỉ
dao động trong khoảng 0-1%, tăng trưởng GDP
khoảng 6,5%, thu NSNN dự kiến cũng chỉ tăng
trưởng khoảng 7%/năm, ngang bằng với mức tăng
trưởng GDP và lạm phát cộng lại.
Nhìn về tương lai gần, tốc độ tăng nguồn thu
NSNN sẽ vẫn ở mức thấp do giá dầu khó có thể
tăng mạnh trở lại, trong bối cảnh Cục Dực trữ
Liên bang Mỹ (Fed) luôn để ngỏ khả năng tăng
lãi suất, còn lạm phát tại Việt Nam vẫn đang
có xu hướng giảm dần theo thời gian. Sự tăng
trưởng chậm của nguồn thu dẫn đến rủi ro là lãi
suất của các khoản vay nợ trong quá khứ (khi
lạm phát còn cao), trở nên cao hơn rất nhiều so
với tốc độ tăng trưởng nguồn thu trong hiện tại.
Tình hình lại càng trầm trọng hơn khi lạm phát
giảm mà lãi suất lại không giảm theo. Điều này
sẽ khiến cho các khoản vay nợ ngay cả trong hiện
tại và tương lai gần cũng phải chịu lãi suất cao và
hiệu quả của việc vay đảo nợ sẽ bị giảm đi. Mức
lãi suất huy động TPCP cho các kỳ hạn trên 5
năm từ 6,5-7,5%, tương đương mức tăng trưởng
nguồn thu NSNN, chắc chắn sẽ tạo áp lực lớn lên
khả năng trả nợ của Chính phủ trong bối cảnh
lạm phát thấp hiện nay.
Không chỉ chi trả nợ tăng cao, chi thường xuyên
hiện cũng đang ở mức lấn át các khoản chi cho đầu
tư phát triển. Với tỷ trọng chi thường xuyên liên tục
tăng và hiện đã ở mức trên/dưới 70% tổng chi NSNN,
nguồn lực tài chính dành cho chi đầu tư phát triển
không còn nhiều, sau khi chi trả nợ được ưu tiên thực
hiện. Trong vài năm gần đây, chi cho đầu tư phát
triển gần như chỉ xoay quanh mức 200 nghìn tỷ đồng
mỗi năm. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, chi đầu
tư phát triển thấp sẽ dẫn đến những nút thắt về cơ sở
hạ tầng và làm giảm tiềm năng tăng trưởng của nền
kinh tế trong tương lai. Thu NSNN, do đó lại bị ảnh
hưởng tiêu cực từ tình trạng tăng trưởng thấp, và rất
dễ tạo nên một vòng luẩn quẩn: tăng trưởng thấp –
thu ngân sách thấp – tăng trưởng thấp.
nên những giới hạn mang tính định lượng đối với
việc phát hành TPCP.
Trước tình thế này, Bộ Tài chính đã phải tính
đến phương án vay dài hạn bằng ngoại tệ, điển
hình là việc vay Ngân hàng Vietcombank 1 tỷ USD
với lãi suất 4,8% và dự kiến phát hành 3 tỷ USD
trái phiếu quốc tế trong thời gian tới. Tuy nhiên,
phương án này lại phải tính đến những rủi ro về
tỷ giá. Nếu VND mất giá khoảng 2%/năm so với
USD, mức lãi suất tính theo VND đã là 6-7%, còn
với mức mất giá của VND so với USD lên đến 5%
như trong 8 tháng đầu năm 2014, lãi suất vay nợ
bằng USD ở mức 4- 5% là rất cao. Sự mất giá của
VND so với USD còn khiến nghĩa vụ trả nợ của các
khoản vay bằng USD trước đây cũng tăng lên, nếu
tính theo VND.
Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù nợ công hiện
đang nằm trong giới hạn cho phép nhưng những
vấn đề liên quan đến lãi suất, tỷ giá và kỳ hạn đang
ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ của NSNN
trong thời gian tới.
Cân đối thu – chi ngân sách nhà nước
Kể từ năm 2011 đến nay, trong khi quy mô chi
NSNN/GDP luôn được duy trì, thậm chí có lúc
gia tăng, tỷ lệ thu NSNN của Việt Nam lại liên tục
giảm mạnh từ mức 25,3% GDP năm 2011 xuống còn
21,8% GDP năm 2014. Thâm hụt NSNN so với GDP
cũng tăng từ mức 0,5% GDP năm 2011 lên mức 5%
GDP năm 2013 và 4,4% GDP năm 2014 (theo số liệu
của Ngân hàng phát triển châu Á).
Nguyên nhân chính dẫn đến nguồn thu tuyệt đối
tăng trưởng chậm và nguồn thu tương đối (so với
GDP) giảm mạnh là do tình hình tăng trưởng kinh
tế trong thời gian qua không được khả quan, khiến
THU, CHI VÀ THÂM HỤT NSNN SO VỚI GDP TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2005-2014 (%)
Thu NSNN/GDP Chi NSNN/GDP Thâm hụt NSNN/GDP
2005
25,7
25,1
-1,0
2006
26,5
25,3
1,2
2007
26,5
27,0
-0,9
2008
26,3
25,5
0,6
2009
24,8
28,1
-4,2
2010
26,7
27,2
-2,1
2011
25,5
25,4
-0,5
2012
22,3
28,2
-3,4
2013
22,8
28,8
-5,0
2014
21,8
25,6
-4,4
Nguồn: ADB. Key Indicators for Asia and Pacific 2015
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 21,22,23,24,25,26,27,28,29,30,...70
Powered by FlippingBook