Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 14

16
ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM
Kỷ luật tài khóa lỏng lẻo được thể hiện rõ nhất
ở chi NSNN. Trong những năm qua, chi ngân sách
liên tục gia tăng với tốc độ cao và vượt xa con số
dự toán. Cụ thể, trung bình thực hiện chi NSNN
đã tăng 22,6% mỗi năm trong giai đoạn 2006–2010
và 8,0% trong giai đoạn 2011–2013. Trong khi đó,
chi đầu tư từ NSNN có số vượt dự toán lớn nhất,
trung bình vượt dự toán tới 42,3% mỗi năm trong
giai đoạn 2011–2014.
Bên cạnh đó, việc phân cấp mạnh mẽ nhưng quy
trình NSNN lại mang tính lồng ghép lớn và thời
gian thực hiện tương đối ngắn làm cho việc lập dự
toán, quyết toán ở các cấp mang tính hình thức. Kết
quả tính toán ngân sách năm 2013 cho thấy, trung
bình số liệu quyết toán chi ngân sách địa phương
cao gấp 1,7 lần số dự toán, trong đó, có tỉnh chênh
lệch lên đến 2,2 lần.
Thứ ba,
rủi ro trong hiệu quả sử dụng nợ công.
Theo quy luật của phát triển sau giai đoạn đầu
bùng nổ thì khi trở thành nước có thu nhập trung
bình, tốc độ tăng trưởng kinh tế khó có thể duy trì
ở mức cao. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chỉ là nước có
thu nhập trung bình thấp với dân số đang già hóa
nhanh, năng suất lao động bình quân thấp và giảm
dần, gây áp lực lớn tăng quy mô nợ công nhanh hơn
mức tăng trưởng kinh tế.
Thứ tư,
rủi ro liên quan đến hoạt động quản lý
nợ công.
Đó là các rủi ro thông thường của bất kỳ người
vay vốn nào mà Chính phủ cũng không là ngoại lệ
như rủi ro kỳ hạn, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất... Rủi
ro quản lý và sử dụng vốn vay kém hiệu quả, đã dẫn
đến khả năng trả nợ khó khăn.
Thứ năm,
rủi ro từ các khoản nợ tiềm ẩn cũng
như sự bền vững của nợ công.
Những rủi ro này bao gồm: Rủi ro không trả được
nợ từ các khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh cho các
doanh nghiệp vay vốn đầu tư các dự án trọng điểm,
tái cơ cấu nợ Vinashin và phát hành trái phiếu cho
Ngân hàng phát triển. Rủi ro lớn từ nợ xấu có khả
năng mất vốn của DNNN và doanh nghiệp tư nhân
vay vốn ngân hàng trực tiếp hoặc gián tiếp sẽ chuyển
thành nợ công. Rủi ro hoạt động của hệ thống ngân
hàng thương mại sẽ tác động tiêu cực đến nợ công
và ngược lại. Rủi ro nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế của các doanh nghiệp chuyển thành nợ
công. Rủi ro tăng trưởng kinh tế giảm sút và năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam thấp ảnh
hưởng đến sự bền vững của nợ công. Các khoản vay
nợ của chính quyền địa phương chưa được thống kê
đầy đủ cũng là nhân tố có thể làm tăng gánh nặng nợ
trong tương lai (Ngân hàng Thế giới, 2014).
dụng GDP của phương pháp cũ, tỷ lệ nợ công/GDP
và nợ chính phủ/GDP của Việt Nam đã lần lượt đạt
xấp xỉ 59,6% và 46,5% vào năm 2013 và ước tính
sẽ vượt các ngưỡng cho phép 65% và 50% vào cuối
năm 2014.
Việc tăng nhanh của quy mô nợ công khiến
nghĩa vụ chi trả nợ gốc và nợ lãi ngày càng nặng
hơn. Nghĩa vụ nợ Chính phủ (bao gồm chi trả nợ
gốc và nợ lãi) đã tăng gần gấp đôi trong giai đoạn
2010–2014, từ 87,1 nghìn tỷ đồng trong năm 2010
lên 185,8 nghìn tỷ đồng trong năm 2013, và khoảng
208,9 nghìn tỷ đồng trong năm 2014. Nếu so với
tổng thu NSNN thì nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ
đã là 22,6% trong năm 2013 và ước khoảng 26,7%
vào năm 2014, chính thức vượt ngưỡng 25% đặt ra
trong Chính phủ (2012).
Thứ hai,
rủi ro tăng nợ công do kỷ luật tài khóa
chưa được triển khai quyết liệt, nhất là kỷ luật về chi
ngân sách và cân đối ngân sách.
Trong giai đoạn 2011–2020, Việt Nam đã đặt ra
những giới hạn cụ thể cho cân đối ngân sách hàng
năm. Cụ thể, giới hạn trần của bội chi ngân sách
được dự kiến dưới mức 4,5% GDP cho giai đoạn
2011–2015, 4,0% GDP cho giai đoạn 2016–2020 và
3,0% GDP cho giai đoạn sau 2020. Bên cạnh kỷ luật
về chỉ tiêu thâm hụt ngân sách/GDP ở trên, Luật
NSNN 2002 và Luật NSNN 2015 đều quy định về
nguyên tắc mức thâm hụt NSNN không được vượt
quá chi đầu tư. Quy định này nhằm tránh trường
hợp Chính phủ phải đi vay để tiêu dùng.
Trong thực tế, tình hình tuân thủ kỷ luật về thâm
hụt ngân sách của Việt Nam trong những năm gần
đây vẫn chưa hiệu quả. Trong giai đoạn 2006–2010,
mức thâm hụt ngân sách mục tiêu cho cả giai đoạn
là 5,0% GDP. Tuy nhiên, ngoại trừ các năm 2006 và
2008, mức thực hiện thâm hụt ngân sách trong giai
đoạn này luôn vượt xa mục tiêu đề ra. Tương tự
giai đoạn 2011–2015, mục tiêu của Chính phủ là đưa
mức thâm hụt ngân sách giảm dần xuống còn 4,5%
GDP vào năm 2015 nhưng thực tế lại cho thấy, mức
thâm hụt ngân sách những năm qua ngày càng trầm
trọng hơn. Thâm hụt ngân sách của các năm 2012 và
2013 đã lên tới xấp xỉ 5,5% GDP và chưa có dấu hiệu
cải thiện nhiều trong năm 2014 và 2015.
Tình trạng bội chi lớn hơn chi NSNN cho đầu tư
phát triển đã làm giảm tính bền vững nợ công và
tạo ra rủi ro lớn cho NSNN. Ngoài ra, việc cho phép
điều chỉnh theo hướng tăng lên của TPCP được phát
hành cũng gây nên những áp lực không nhỏ cho nợ
công. Trong kế hoạch ban đầu vốn đầu tư từ TPCP
giai đoạn 2011-2015 chỉ là 225.000 tỷ nhưng sau đó
đã được nâng lên thêm 170.000 tỷ đồng.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16,17,18,19,20,21,22,23,24,...70
Powered by FlippingBook