Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 22

24
ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM
đến 91,9% (2014). Đến cuối năm 2014, tỷ lệ nợ
công của Hy Lạp chiếm đến 177,1% GDP, Italia
chiếm 132,1% GDP, Bồ Đào Nha chiếm 130,2%
GDP, Ailen chiếm 109,7% GDP. Năm 2015 có 16
quốc gia trong EU đã công bố tỷ lệ nợ công lớn
hơn 60% GDP. Để giải quyết khủng hoảng nợ, Hy
Lạp đã nhận đến 3 gói cứu trợ của bộ ba chủ nợ
EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Quỹ
Tiền tệ quốc tế (IMF) trong các năm 2010, 2012,
2015 với số tiền lên tới 336 tỷ EUR; AiLen nhận
70 tỷ EUR năm 2010; Bồ Đào Nha nhận 86 tỷ EUR
năm 2011; Tây Ban Nha đã nhận gói cứu trợ 100
tỷ EUR vào năm 2012 và Cộng hòa Sip nhận 10 tỷ
EUR năm 2013.
Do tác động xấu của cuộc khủng hoảng nợ
công đến nền kinh tế các nước EU, vì vậy các nước
thành viên nói chung, các nước mắc nợ nói riêng
đều phải thực hiện nghiêm ngặt “bài thuốc” do bộ
3 chủ nợ đã đặt ra để chữa trị căn bệnh này. Đó là
thực hiện “chính sách khắc khổ”, “thắt lưng buộc
bụng”, vì vậy, tỷ lệ thâm hụt ngân sách đã có chiều
hướng giảm tích cực. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách so
với GDP của các quốc gia thuộc Eurozone giảm
-0,5 điểm phần trăm, từ mức 2,9% (2013) xuống
còn 2,4% (2014). Còn chi tiêu công năm 2014 của
khu vực Eurozone có xu hướng giảm khoảng 49%
GDP xuống mức 46,6% GDP.
Bức tranh phát triển kinh tế trong EU nói
chung, khu vực Eurozone nói riêng những năm
gần đây là tương đối trì trệ và ảm đạm. Mức tăng
trưởng GDP của EU năm 2008: 0,7% GDP, 2009:
- 4,2%, 2010: 1%, 2011: 1,6%, 2012: 1,1%, 2013:
1%, 2014: 0,8%, dự báo năm 2015: 1%. Tỷ lệ thất
Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu
Chính sách vay thế chấp bất động sản dưới
chuẩn của ngân hàng ở Mỹ và sự sụp đổ của ngân
hàng Leman Brother (9/2008) sau 158 năm tồn
tại đã mở đường cho “cơn bão” khủng hoảng tài
chính trên phạm vi toàn cầu. Ở vào vị trí tâm bão,
Mỹ là nước chịu tổn thất nặng nề nhất. Sự suy
thoái của nền kinh tế số 1 thế giới đã kéo theo
hầu hết các quốc gia trên thế giới rơi vào vòng
xoáy khủng hoảng. Suốt 7 năm qua (2008 – 2015),
Liên minh châu Âu (EU) đã phải vật lộn ứng phó
với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và cuộc
khủng hoảng nợ công châu Âu.
Trước năm 2008, nợ công trung bình của khu
vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ổn định
qua các năm ở mức xấp xỉ 70% GDP, tuy nhiên
nợ công giữa các nước thành viên lại có sự khác
biệt tương đối lớn. Trong khi Ailen, Tây Ban Nha,
Hà Lan duy trì nợ công ở dưới mức 60% GDP,
thì ở các nước khác nợ công lại có xu hướng tăng
dần, như: Đức, Pháp, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Italia
thường xuyên ở mức gần và trên 100% GDP. Điều
đó cho thấy: chỉ có một số nước đảm bảo mức nợ
công đúng quy định của Hiệp ước tăng trưởng và
ổn định do EU đã đề ra, còn lại, những nước khác
đều vi phạm hiệp ước này về tỷ lệ nợ công cao
hơn 60% GDP.
Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
(2008), hầu hết các nước trong EU đều vi phạm
hiệp ước tăng trưởng và ổn định về tỷ lệ nợ công
cao hơn 60% GDP. Kết quả là, nợ công của toàn
khu vực Eurozone tăng từ 74,6% GDP (2009), 80%
(2010), 82,5% (2011), 85,5% (2012), 86,8% (2013),
THẤY GÌ TỪ CUỘC KHỦNGHOẢNGNỢ CÔNGỞ CHÂUÂU?
PGS., TS. ĐINH CÔNG TUẤN
- Viện Nghiên cứu châu Âu
Khủng hoảng nợ công châu Âu được bắt đầu từ Hy Lạp (11/2009) sau đó tràn qua Ailen
(9/2010), Bồ Đào Nha (1/2012), Tây Ban Nha (6/2012), và Cộng hòa Síp (3/2013). Cho đến
nay, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế châu Âu
và kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Bài viết phân tích những kinh nghiệm cho Việt
Nam từ cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu.
1...,12,13,14,15,16,17,18,19,20,21 23,24,25,26,27,28,29,30,31,32,...70
Powered by FlippingBook