Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 19

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2015
21
quan đến việc Chính phủ vay về sau đó cho vay lại
cũng như các khoản vay để đảo nợ, con số chi trả
nợ/tổng thu NSNN của năm 2014 đã vào khoảng
26,2%. Còn theo Ngân hàng Thế giới, chỉ riêng các
khoản trả lãi trong năm 2014 đã chiếm tới 7,2% tổng
chi NSNN.
Không chỉ quy mô vay và trả nợ đang ở mức cao,
kỳ hạn vay nợ ngắn hạn (chủ yếu dưới 5 năm) cũng
đang là một vấn đề khiến áp lực trả nợ gốc bị dồn
vào một vài thời điểm trong hiện tại cũng như trong
tương lai gần. Điều này đã buộc Chính phủ phải vay
để đảo nợ.
Tuy nhiên, khả năng vay nợ trong hiện tại lại
gặp hai vấn đề lớn.
Thứ nhất,
do các nhà đầu tư
trái phiếu trên thị trường chủ yếu là các NHTM
với vốn huy động ngắn hạn, trái phiếu chính phủ
(TPCP) kỳ hạn dài trở nên kém hấp dẫn. Các đợt
phát hành TPCP kỳ hạn 5 năm, 10 năm và 15 năm
không đạt như kỳ vọng. Quy mô huy động vốn của
KBNN trong 9 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt mức gần
51% kế hoạch là minh chứng rõ rệt;
Thứ hai,
là tình
trạng đô la hoá cùng kỳ vọng giá USD tăng đã khiến
người dân chỉ chấp nhận giữ và gửi VND vào hệ
thống ngân hàng nếu lãi suất cao. Với tình trạng
nêu trên, trong hiện tại Chính phủ chỉ có thể vay
nợ với kỳ hạn ngắn và lãi suất cao. Bài toán vay
để cơ cấu nợ, bởi vậy, không thể được giải quyết
triệt để, do khả năng Chính phủ phải tiếp tục vay
đảo nợ trong ngắn hạn vẫn còn lớn. Đồng thời gánh
nặng trả lãi suất, vì vậy, vẫn không giảm theo tốc độ
lạm phát trong thời gian qua. Đó là chưa kể Thông
tư 36/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước đã
hạn chế quy mô TPCP mà các ngân được phép nắm
giữ để hướng dòng tiền vào khu vực sản xuất, tạo
T
rong vài năm trở lại đây, quy mô nợ công
của Việt Nam gia tăng nhanh chóng cả về
con số tuyệt đối lẫn tương đối. Nếu như vào
năm 2013 tỷ lệ nợ công/GDP mới chỉ ở mức 54,2%,
thì đến năm 2014 đã tăng lên mức 59,6%. Theo dự
báo của Bộ Tài chính, đến năm 2016, nếu tính cả 50
nghìn tỷ đồng giải ngân vốn ODA, quy mô nợ công
của Việt Nam sẽ lên đến mức 63,2% GDP - tiệm cận
mức trần 65% GDP được Quốc hội thông qua.
Chính phủ khẳng định quy mô nợ công vào thời
điểm hiện nay và cho đến năm 2020 sẽ vẫn nằm
trong giới hạn quy định. Tuy nhiên, tốc độ tăng nợ
công nhanh trong thời gian qua đã dẫn đến những
lo ngại nhất định, đặc biệt là trong bối cảnh vẫn còn
nhiều rủi ro có thể khiến nợ công tiếp tục gia tăng
trong thời gian tới.
Áp lực trả nợ gia tăng
Theo thông lệ quốc tế, quy mô nợ công sẽ không
còn được coi là an toàn khi tỷ lệ trả nợ so với thu
ngân sách vượt quá mức 30%. Tại Việt Nam mức
giới hạn chi trả nợ/tổng thu ngân sách nhà nước
(NSNN) tối đa được Quốc hội cho phép là 25%.
Mặc dù vậy, hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm
khác nhau về các khoản chi trả nợ được tính vào chi
NSNN. Trên quan điểm của Bộ Tài chính, các khoản
chi trả nợ liên quan đến việc Chính phủ vay về sau
đó cho vay lại sẽ không được tính vào chi trả nợ
của NSNN, mà là nghĩa vụ của người đi vay cuối
cùng. Vì vậy, nghĩa vụ chi trả nợ trực tiếp của Chính
phủ hiện nay chỉ ở mức 13,8 % năm 2014 và dự kiến
tăng lên mức 16,1% năm 2015. Tuy nhiên, theo báo
cáo của Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội
vào tháng 10/2014, nếu tính cả các khoản trả nợ liên
GIẢI PHÁP ĐẢMBẢONỢ CÔNGỞNGƯỠNG ANTOÀN
TS. NGUYỄN ĐỨC ĐỘ
- Viện Kinh tế -Tài chính (Học viện Tài chính)
Nợ công hiện đang nằm trong giới hạn cho phép nhưng những vấn đề liên quan đến lãi
suất, tỷ giá và kỳ hạn... đang ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ của ngân sách nhà
nước. Thách thức đặt ra là làm thế nào để vừa đảm bảo cân đối ngân sách, khống chế nợ
công ở mức an toàn khi nguồn thu tăng trưởng chậm và áp lực trả nợ gia tăng, đồng thời
vẫn có nguồn để tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?
1...,9,10,11,12,13,14,15,16,17,18 20,21,22,23,24,25,26,27,28,29,...70
Powered by FlippingBook