108
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
sách hỗ trợ và cho vay ưu đãi của Trung ương và
Thành phố.
- Tăng cường phát triển mạng lưới tín dụng ở
nông thôn ngoại thành, phục vụ cho phát triển nông
nghiệp và kinh tế nông thôn.
- Tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
nông nghiệp nông thôn theo các yêu cầu về tiến bộ
khoa học kỹ thuật. Tăng cường cả số lượng và chất
lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên khuyến nông cấp
cơ sở và thay đổi phương pháp khuyến nông theo
hướng truyền đạt kiến thức đến nông dân bằng
“ngôn ngữ nông dân”. Tăng cường củng cố và phát
triển kinh tế tập thể.
- Đẩy mạnh xây dựng và chuyển giao công
nghệ tiên tiến vào sản xuất, chế biến, bảo quản
nông sản; Có chính sách khuyến khích các tổ
chức, cá nhân thực hiện công tác nghiên cứu, ứng
dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực lai tạo
giống cây, con chủ lực với từng vùng sinh thái,
đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng
sản phẩm xuất khẩu...
- Tăng cường xây dựng thương hiệu, mở rộng thị
trường: Trong đó, chú trọng đẩy mạnh xây dựng,
đăng ký các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản
phẩm nông sản hàng hóa; Mở rộng liên kết, hợp tác
với các tỉnh thành trong phát triển sản xuất và tiêu
thụ nông sản.
Về bảo vệ môi trường:
- Thực hiện nông nghiệp tốt (GAP) với những
nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi
trường sản xuất an toàn, sạch sẽ; thực phẩm phải
đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh.
- Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong
trồng trọt như: giống mới, nhà kính, nhà lưới, tự
động và bán tự động trong tưới tiêu, sử dụng phân
bón hữu cơ.
- Trong lĩnh vực chăn nuôi, tăng cường sử dụng
nguồn giống chuẩn hóa, hiện đại hóa hệ thống
chuồng trại (chú ý khâu làm mát, khử mùi) gắn sản
xuất với chế biến và xử lý môi trường trong sạch
như mô hình biogas, ủ phân sinh học...
- Các sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc sản,
phục vụ nhu cầu tinh thần như: hoa, cây, cá cảnh,
cá sấu... thực hiện các quy định chặt chẽ về an toàn,
vệ sinh, bảo vệ môi trường.
Tài liệu tham khảo:
1.
-
do-thi-sinh-thai-hien-dai-post158623.html;
2.
-
hai-phong-khang-dinh-thanh-cong-tu-huong-di-sang-tao-2390933.
hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất
phù hợp, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch;
môi trường sinh thái được bảo vệ.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải
Phòng đang xây dựng đề án “Tái cơ cấu ngành
Nông nghiệp Thành phố theo hướng nâng cao giá
trị gia tăng, phát triển bền vững đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030”.... Đề án xác định rõ nội
dung tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Thành phố thời
gian tới; trong đó, xem xét nhiều vấn đề liên quan
đến sản xuất nông nghiệp như: Điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội, nguồn lực trong sản xuất, cơ sở hạ
tầng nông thôn, hình thức tổ chức sản xuất, khoa
học công nghệ, thị trường, lao động, việc làm trong
nông nghiệp, nông thôn… Theo Đề án, Hải Phòng
phấn đấu đến năm 2020, cơ cấu giá trị sản xuất nông
nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản là 58,18% - 0,25% -
41,57%... Định hướng đến năm 2030, Thành phố sẽ
phát triển ngành nông nghiệp đô thị sinh thái hiện
đại, sản xuất xanh, bảo vệ môi trường gắn với du
lịch cộng đồng và thích ứng với biến đổi khí hậu,
nước biển dâng....
Hải Phòng ưu tiên phát triển nông nghiệp đô thị
Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải có chính
sách phát triển nông nghiệp đô thị bền vững thì
mới tận dụng được ưu điểm như: Giảm đóng gói,
lưu trữ, vận chuyển; cung cấp dịch vụ tươi sống;
tạo việc làm và tăng thu nhập… Để phát triển nông
nghiệp đô thị theo hướng công nghệ cao, vai trò
của lực lượng khuyến nông là vô cùng quan trọng;
là cầu nối giữa nhà khoa học, nhà quản lý và nhà
nông. Do đó, bài viết đề xuất một số giải pháp góp
phần phát triển nông nghiệp đô thị của Hải Phòng
như sau:
Về công tác quy hoạch:
- Cần quan tâm nghiên cứu và quy hoạch chi
tiết các vùng sản xuất giống, các vùng sản xuất cây
trồng vật nuôi chủ yếu đến cấp cơ sở;
- Công khai, phổ biến các quy hoạch, nghiên cứu
khoa học về phát triển sản xuất nông nghiệp đến các
cấp chính quyền và người dân; nâng cao tính pháp
lý của quy hoạch, thực hiện nghiêmminh quy hoạch
được duyệt.
Về nguồn vốn đầu tư, tín dụng:
- Tăng cường huy động nguồn vốn ngân sách tập
trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông
thôn; các khu nông nghiệp công nghệ cao.
- Tiếp tục thực hiện các chương trình, chính