100
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
quy trình sản xuất nông nghiệp; phát triển công nghiệp
chế biến, bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch nhằm
thực hiện cơ khí hoá nông nghiệp và điện khí hoá nông
thôn. Phát triển kinh tế hộ bằng cách khuyến khích các
hộ nông dân, các trang trại, các thành phần kinh tế tham
gia liên kết với nhau, hình thành các tổ chức, các hình
thức hợp tác để mở rộng quy mô sản xuất. Xây dựng
chính sách ưu tiên như bảo hộ sản phẩm; mở rộng các
hình thức huy động vốn như cổ phần hoá các hợp tác
xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh... tạo điều kiện cho người
lao động, các tổ chức, các thành phần kinh tế góp vốn
đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Thứ tư,
tăng cường liên kết bốn nhà trong sản xuất
nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, ưu tiên
đầu tư cho lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi tạo đột
phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh.
Phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản
làm cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông
nghiệp, kinh tế nông thôn hiệu quả. Trên cơ sở quy
hoạch phát triển kinh tế khu vực nông thôn, xây dựng
kế hoạch phát triển từng loại hình dịch vụ trong nông
thôn như dịch vụ nông nghiệp; dịch vụ thương mại;
dịch vụ kỹ thuật; Làm tốt công tác nghiên cứu dự báo
thông tin thị trường cho nông dân và DN.
Thứ năm,
tăng cường phát triển thị trường tiêu thụ
nông, lâm nghiệp, thuỷ sản làm cơ sở cho việc chuyển
đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn có
hiệu quả. Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế trong
khu vực nông thôn, xây dựng kế hoạch phát triển từng
loại hình dịch vụ trong nông thôn như dịch vụ nông
nghiệp, dịch vụ thương mại, dịch vụ kỹ thuật.
Thứ sáu,
đổi mới công tác đào tạo, đào tạo lại lực
lượng lao động nông thôn. Chú trọng nâng cao chất
lượng và hiệu quả công tác hỗ trợ đào tạo nghề bằng
các biện pháp như điều tra, khảo sát và dự báo nhu
cầu học nghề của lao động nông thôn; tăng cường cơ
sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở đào
tạo nghề, đặc biệt là các cơ sở ở tuyến huyện; phát
triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý dạy nghề và
hỗ trợ trực tiếp cho lao động nông thôn học nghề. Xây
dựng và kiện toàn quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ chính quyền cơ sở, đội ngũ cán bộ phục vụ
cho nông nghiệp và phát triển nông thôn; chú trọng
thu hút cán bộ trẻ, cán bộ khoa học - kỹ thuật về công
tác tại khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Tài liệu tham khảo:
1.
-
?ItemID=7;
2.
;
3.
-
tail&id=846.
nghiệp và dịch vụ. Tuy tích luỹ của người lao động
và của các hộ tăng cao, nhưng còn có sự chênh lệch
lớn giữa các vùng và các nhóm hộ. Ở vùng Đông
Nam Bộ, mức tích lũy cao nhất, đạt 23,6 triệu đồng/
hộ, gấp 2,7 lần so với ở vùng trung du miền núi phía
Bắc - chỉ đạt mức tích luỹ bình quân 8,7 triệu đồng/
hộ. Mức tích lũy của hộ kinh doanh thương nghiệp
gấp 5,8 lần của hộ diêm nghiệp, gấp 4,5 lần thu nhập
của hộ lâm nghiệp và gấp gần 2,7 lần của hộ nông
nghiệp… Đây là những khó khăn đặt ra trong việc
thực hiện mục tiêu thu hẹp dần khoảng cách phát
triển giữa các vùng, miền, giữa các ngành kinh tế.
Ngoài ra, theo đánh giá của Tổng cục Dạy nghề
(Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), công tác dạy
nghề cho lao động nông thôn tại các xã nông thôn
mới trong thời gian qua vẫn chưa thực sự đột phá
về cả số lượng và chất lượng. Cơ cấu lao động chưa
đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhiều nơi chưa có
chỉ tiêu, giải pháp cụ thể về dạy nghề cho lao động
nông thôn gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương mình. Công tác tư
vấn, điều tra khảo sát nhu cầu học nghề ở một số
xã còn hạn chế dẫn đến tình trạng đào tạo không
phù hợp với điều kiện của người học và nhu cầu sử
dụng lao động của DN...
Cần nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực
Để khắc phục những tồn tại trên, đòi hỏi phải có
nhiều giải pháp đồng bộ cùng sự phối hợp của các
bộ, ngành. Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng
trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông
nghiệp, nông thôn. Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
lao động nông thôn, đáp ứng được mục tiêu công
nghiệp hóa, trong thời gian tới, cần thực hiện một số
giải pháp sau:
Thứ nhất,
tăng cường đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng, phục vụ đời sống và chuyển đổi cơ cấu sản
xuất ở nông thôn. Nâng cao hiệu quả sử dụng kinh
phí đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia; có
cơ chế phù hợp huy động đầu tư của tổ chức, DN và
người dân phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
nông thôn, đặc biệt là Chương trình nông thôn mới.
Thứ hai,
tăng cường đầu tư cho các công trình thuỷ
lợi, phát triển thuỷ lợi vừa và nhỏ, kênh mương nội
đồng, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp. Phát
triển giống cây trồng, vật nuôi mới, thay đổi thói quen,
tập quán sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp theo
hướng áp dụng các quy trình sản xuất, thâm canh tiên
tiến, gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Thứ ba,
tăng cường phát triển các mô hình hợp tác
trong nông nghiệp, tăng cường cơ giới hóa các khâu của