Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6-2016 - page 96

98
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
lao động nữ có nghề. Đối với lao động còn trẻ, cần
khuyến khích họ vào học tại các trường và trung
tâm dạy nghề, đảm bảo có tay nghề vững, chuyên
môn chắc, đáp ứng nhu cầu của DN và xã hội. Các
trường dạy nghề phải nâng cao trình độ đội ngũ
giáo viên; chủ động đào tạo nghề thông qua liên
doanh, liên kết giữa các trường với cơ sở dạy nghề
với nhau; giữa trường dạy nghề với các trường đại
học, cao đẳng. Với đối tượng lao động nữ nghèo,
Nhà nước có thể hỗ trợ một phần kinh phí học nghề
dưới hình thức phù hợp, như cấp thẻ học nghề một
lần cho người học thực.
Thứ hai,
tiếp tục phát triển các làng nghề truyền
thống đi đôi với xây dựng các làng nghề mới; phát
triển tiểu - thủ công nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy
sản với quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt, cùng với công
tác đào tạo nghề cho các đối tượng, cần tạo thêm
nhiều chỗ làm mới, thích ứng với nghề đã đào tạo.
Thông qua công tác phát triển, mở rộng các làng
nghề truyền thống thành xã nghề; làng nghề mới và
phát triển tiểu - thủ công nghiệp, chế biến nông, lâm,
thủy sản với quy mô vừa và nhỏ, vừa tạo được nhiều
việc làm, vừa phù hợp với trình độ lao động nữ.
Thứ ba,
Nhà nước cần có chính sách nhằm động
viên, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào
những nơi còn nhiều khó khăn, địa bàn xung yếu.
Các địa phương cần có chính sách ưu đãi hợp lý
về đất đai, vốn, thuế... nhằm động viên, khuyến
khích các nguồn lực đầu tư xây dựng các nhà máy,
xí nghiệp, các khu kinh tế phù hợp; có quy hoạch
đồng bộ các yếu tố về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội thiết yếu; Đồng thời, có chính sách thu hút lực
lượng lao động ở các vùng, miền khác đến định cư,
sinh sống, làm cho kinh tế địa phương phát triển,
tạo ra nhiều việc làm cho xã hội.
Tài liệu tham khảo:
1.
.
html;
2.
-
tent&view=article&id=372:tng-cng-dy-ngh-to-vic-lam-cho-ph-n-nong-
thon-&catid=38:tin-trong-tnh&Itemid=11.
lý cho vấn đề giải quyết việc làm cho phụ nữ nông
thôn. Nhìn chung, các chính sách cho lao động nữ
của Việt Nam tương đối đầy đủ và tốt nhưng còn
thiếu lực lượng giám sát thực thi chính sách. Những
quy định đối với lao động nữ có trong Bộ luật Lao
động, Luật Bảo hiểm, Luật Bình đẳng giới… nhưng
vẫn còn nhiều điểm bất cập và chưa được thực hiện
một cách nghiêm túc. Chưa kể, một số điều khoản
của Bộ luật Lao động còn chung chung, không cụ
thể, dẫn đến việc người sử dụng lao động nữ lợi
dụng lách luật, gây hậu quả xấu đối với lao động
nữ. Thực tế, việc thực thi Bộ luật Lao động ở nhiều
DN rất tùy tiện, đặc biệt là trong bố trí việc làm, giờ
giải lao và làm thêm giờ… Điều này, vô hình chung
đã tước đi quyền có việc làm của lao động nữ.
Tháo gỡ vấn đề “nóng” từ đâu?
Để giải quyết cơ bản vấn đề việc làm cho lao
động nữ khu vực nông thôn, đòi hỏi chúng ta phải
có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của nông thôn
và vấn đề việc làm cho lao động nữ hiện nay; trên
cơ sở đó, có các giải pháp cơ bản, phù hợp với từng
vùng cụ thể.
Thứ nhất,
Nhà nước cần có chính sách phù hợp
nhằm tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động
nữ khu vực nông thôn, gắn đào tạo nghề với sử dụng
lao động phù hợp. Lao động nữ thiếu việc làm do
nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là trình độ văn
hóa thấp, không được đào tạo nghề nên lao động phổ
thông là phổ biến. Đã có những DN sau khi thu hồi
đất của nông dân, nhận lao động nữ ở nông thôn vào
làm việc, nhưng chỉ một thời gian ngắn lại phải cắt
hợp đồng, do lao động này không đáp ứng được yêu
cầu công việc của DN. Bởi vậy, việc đẩy mạnh đào
tạo nghề và đa dạng các hình thức đào tạo nghề cho
lao động nữ là đòi hỏi bức thiết của cuộc sống và phải
có sự tham gia của các cấp, các ngành.
Chính quyền các cấp phải làm tốt công tác tuyên
truyền, giáo dục để nhân dân các địa phương, nhất
là lực lượng lao động nữ có nhận thức đúng về học
nghề. Trên cơ sở có nhận thức đúng về học nghề,
cần phân luồng giúp họ chọn đúng ngành, nghề
phù hợp với bản thân và yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội của của mỗi địa phương. Trong đào tạo
nghề, cần phân loại để có hình thức và nội dung đào
tạo phù hợp. Đối với những lao động nữ lớn tuổi (từ
35 tuổi trở lên), không có điều kiện đi học tập trung,
cần tạo điều kiện tổ chức các lớp dạy nghề tại chỗ,
với những nghề truyền thống của địa phương. Với
đối tượng này có thể áp dụng hình thức dạy nghề
lưu động, lồng ghép với các chương trình khuyến
nông, khuyến ngư, khuyến công, tạo cơ hội cho
Chính quyền các cấp phải làm tốt công tác
tuyên truyền, giáo dục để nhân dân các địa
phương, nhất là lực lượng lao động nữ có nhận
thức đúng về học nghề. Trên cơ sở có nhận
thức đúng về học nghề, cần phân luồng giúp
họ chọn đúng ngành, nghề phù hợp với bản
thân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
của mỗi địa phương.
1...,86,87,88,89,90,91,92,93,94,95 97,98,99,100,101,102,103,104,105,...106
Powered by FlippingBook