Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6-2016 - page 103

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2016
105
Một là,
trên địa bàn Thành phố hiện nay có
khá nhiều các cơ sở đào tạo và dạy nghề, tuy
nhiên, số cơ sở đào tạo những nghề mà các DN
thực sự cần là thiếu, chưa đồng bộ và dàn trải;
nội dung đào tạo chưa thực sự phù hợp với nhu
cầu của DN. Chương trình đào tạo còn thiếu các
kỹ năng chuyên sâu, nhiều nội dung bị coi nhẹ
hoặc bỏ qua như tác phong làm việc, kỷ luật lao
động, kiến thức pháp luật. Thiếu sự đánh giá
thực tiễn trong chương trình, kế hoạch đào tạo
dẫn đến nơi thừa, nơi thiếu, gây lãng phí nguồn
nhân lực. Công tác đào tạo của nhiều trường đại
học, trường chuyên nghiệp nặng về lý thuyết,
yếu kém về ngoại ngữ, không sát với thực tế nhu
cầu của thị trường lao động.
Hai là,
nhiều DN tự tuyển dụng lao động rồi tự tổ
chức đào tạo riêng theo tiêu chí của họ cũng là một
vấn đề bất cập. Điều này dẫn đến tình trạng tiêu cực
và dễ phát sinh mất an ninh trật tự và gây khó khăn
cho các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp.
Ba là,
sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo và DN
còn thiếu gắn kết, tạo nên những khoảng cách lớn
giữa đào tạo và thực tiễn. Tình trạng các DN vẫn
chưa tin tưởng các học viên tại các cơ sở đào tạo còn
phổ biến, khiến cho cơ hội thực tập của học viên tại
các DN bị hạn chế…
Từ những hạn chế nêu trên, yêu cầu cấp thiết
hiện nay đó là, phải có kế hoạch đào tạo mới, cụ
thể là đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có. Hải
Phòng cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về nhu
cầu, yêu cầu lao động việc làm trên địa bàn địa
phương nói chung và các khu công nghiệp nói
riêng. Cùng với đó, tạo sự gắn kết, phối hợp chặt
Yêu cầu cấp thiết phát triển nguồn nhân lực
trong doanh nghiệp
Theo Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, trên
địa bàn Thành phố hiện có 12 khu công nghiệp
được thành lập. Trong đó, khu công nghiệp
Nomura thu hút hơn 40.000 lao động. Khi 12 khu
công nghiệp được lấp đầy với sự tham gia của
nhiều doanh nghiệp (DN) công nghệ cao, dịch vụ
cao, nhu cầu lao động dự báo sẽ lên đến khoảng
150.000 người. Theo đó, lao động có trình độ quản
lý bậc cao, bao gồm tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư và cử
nhân giàu kinh nghiệm khoảng 3%, tương ứng
4.500 người. Lao động quản lý có trình độ bậc
trung, bao gồm các thợ bậc cao, cử nhân cao đẳng
nghề, kỹ sư thực hành… khoảng 7% tương ứng
10.500 người. Công nhân kỹ thuật và người lao
động đã qua đào tạo khoảng 40% tương ứng với
60.000 người. Số còn lại là lao động phổ thông
làm việc tại các bộ phận lắp ráp, các dây chuyền
chế biến, đóng gói, thủ công… khoảng 50%, tương
ứng 75.000 người.
Trên đây là số liệu về nhu cầu nguồn nhân lực
của DN tại các khu công nghiệp của Hải Phòng
nhưng cũng phản ánh nhu cầu chung của các DN
trên địa bàn Thành phố trước bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng.
Tình hình cơ cấu kinh tế thế giới thay đổi theo
hướng phát triển các ngành sản xuất có giá trị gia
tăng cao, đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình
độ kỹ thuật cao hơn. Tuy nhiên, thực trạng nguồn
nhân lực, cách thức tuyển dụng và sử dụng nhân
lực tại các DN của Hải Phòng lại đang bộc lộ không
ít những hạn chế:
PHÁT TRIỂNNHÂN LỰC TRONG CÁC DOANHNGHIỆP
ỞHẢI PHÒNG: NHỮNGYÊU CẦUĐẶT RA?
ThS. PHẠM ĐỨC DUY
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Hải Phòng lần thứ XV xác định, trong giai đoạn 2016-2020, Hải
Phòng tiếp tục có nhiều chính sách, giải pháp hữu hiệu tạo bước đột phá nâng cao chất lượng tăng
trưởng và năng lực cạnh tranh. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ này, đào tạo nguồn nhân lực tiếp
tục là vấn đề cấp thiết; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi phát triển thị trường lao động của Thành
phố theo xu hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Từ khóa: Nguồn nhân lực, hội nhập, kinh tế quốc tế, doanh nghiệp.
1...,93,94,95,96,97,98,99,100,101,102 104,105,106
Powered by FlippingBook