102
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
hoạt động của 2 DN (HABECO và SABECO); tham
gia điều tiết thị trường theo hướng của Chính phủ;
khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát
triển ngành theo quy định của Nhà nước; phát hiện
và xử lý kịp thời hiện tượng vi phạm bản quyền (làm
giả, nhái nhãn hiệu …) và gian lận thương mại, gây
tổn thất lớn cho DN và người tiêu dùng.
Nhà nước cần tăng cường các biện pháp quản lý,
để kiểm soát hàng nhập lậu, đặc biệt ở các cửa hàng
bán lẻ, kiểm soát nguồn nhập, đơn vị vận chuyển và
tiêu thụ. Cần có chính sách quản lý ở các kênh miễn
thuế. Đối với rượu, nên đánh thuế theo độ rượu
tuyệt đối (quy định về độ cồn). Vì các sản phẩm rượu
mạnh của nước ngoài thường có độ cồn cao, không
nên cho bán rượu tại các cửa hàng miễn thuế tại biên
giới. Bên cạnh đó, nên tăng cường hiệu lực kiểm tra
của cán bộ quản lý thị trường chống buôn lậu.
Đối với các DN Bia - rượu - nước giải khát, trước
những khó khăn của nền kinh tế năm 2016, để tiếp tục
phát triển và cạnh tranh trên thị trường trong nước
và quốc tế, các DN ngành này cần đặc biệt quan tâm
đến an toàn thực phẩm; nghiêm túc thực hiện các quy
định về an toàn thực phẩm và đảm bảo môi trường…
Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam và các
DN ngành Bia - rượu - nước giải khát cần có những
chương trình truyền thông, đẩy mạnh xây dựng và
phát triển thương hiệu, củng cố niềm tin của người
tiêu dùng đối với các sản phẩm nhằm duy trì và phát
triển thị trường trong nước; DN nên tìm hiểu sâu thị
hiếu tiêu dùng của người dân các nước thành viên
TPP, để phát triển những sản phẩm phù hợp và tham
gia vào chuỗi cung ứng trong khu vực. Đồng thời, các
DN ngành Bia - rượu - nước giải khát cần tìm hiểu kỹ
các chính sách, các cam kết giảm thuế quan, quy tắc
xuất xứ, thủ tục hải quan, áp dụng đối với các loại đồ
uống, để đảm bảo sản phẩm sản xuất đáp ứng yêu cầu
trong nước và sản phẩm xuất khẩu được hưởng ưu
đãi từ các Hiệp định mà Nhà nước đã ký kết.
Tài liệu tham khảo:
1.
;
2. Một số website của các Hiệp hội rượu- bia-nước giải khát Việt Nam; Viện
Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp….
Cần có chính sáchphùhợpđể phát triểnđúnghướng
Về mặt kinh tế, nhìn lại chặng đường 5 năm qua
(2011- 2015), ngành Bia – rượu - nước giải khát luôn
được đánh giá là một trong những Ngành đem lại
hiệu quả kinh tế- xã hội cao, đáp ứng nhu cầu của
thị trường về các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát,
giảm nhập khẩu.
Có thể khẳng định, năng suất lao động trong
ngành Đồ uống cao hơn nhiều so với các ngành khác.
Mặc dù chỉ chiếm khoảng 3% lao động nhưng tạo
ra tới 7% giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp
chế biến thực phẩm và chiếm khoảng 6% tổng giá trị
sản xuất toàn ngành công nghiệp. Mỗi năm, ngành
Đồ uống đóng góp cho NSNN từ 2,5- 3% tổng thu
NSNN; tạo việc làm ổn định cho hàng triệu lao động
có mức thu nhập cao trong tất cả các khâu sản xuất,
cung ứng, phân phối, vận tải.
Về mặt xã hội, các DN ngành Đồ uống đã quan
tâm làm tốt công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm
nghèo tại các địa phương. Mỗi năm, các DN đã
đóng góp hàng trăm tỷ đồng cho công tác này, điển
hình là: Tổng Công ty Cổ phần Bia - rượu - nước
giải khát Sài Gòn (SABECO), Tổng Công ty Cổ phần
Bia - rượu - nước giải khát Hà Nội (HABECO), APB
Việt Nam... Theo số liệu chưa đầy đủ từ Công đoàn
ngành Công thương, tổng số tiền ngành Bia - rượu
- nước giải khát đóng góp cho các hoạt động cộng
đồng các năm 2010- 2014 lên tới hơn 200 tỷ đồng...
Sự phát triển của ngành Bia - rượu - nước giải khát
đã tác động tích cực, góp phần thúc đẩy các ngành
khác cùng phát triển như: Nông nghiệp, giao thông
vận tải, cơ khí, hóa sinh, sản xuất bao bì...
Việc Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác kinh
tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đặt ngành
Bia - rượu - nước giải khát trong nước trước cuộc
cạnh tranh cực kỳ khốc liệt. Các DN Bia - rượu -
nước giải khát của Việt Nam đã và đang phải chịu
nhiều sức ép, đặc biệt từ các thương hiệu nước
ngoài. Việc giảm thuế nhập khẩu từ 45% đối với
bia, 30% đối với nước giải khát có gas xuống 0%,
khi Việt Nam gia nhập TPP đang đặt ngành Bia -
rượu - nước giải khát trong nước trước một cuộc
cạnh tranh cực kỳ khốc liệt.
Vì vậy, Nhà nước cần có những chính sách phù
hợp để thúc đẩy ngành Bia - rượu - nước giải khát
phát triển bền vững, không chỉ tại thị trường nội địa
mà còn có thể vươn xa ra thị trường thế giới. Để làm
tốt được yêu cầu này, trong quá trình xác định tầm
nhìn đến năm 2025, Nhà nước cần chỉ đạo lập quy
hoạch phát triển và thường xuyên cập nhật, điều
chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn; thông qua
Trong giai đoạn 2010 – 2015, ngành Bia – rượu
– nước giải khát Việt Nam tiếp tục phát triển
ổn định và bền vững. Ngành Bia – rượu - nước
giải khát đã góp phần tạo công ăn việc làm cho
hàng nghìn lao động trên khắp cả nước, đồng
thời, đóng góp vào ngân sách nhà nước (NSNN)
gần 30.000 tỷ đồng, chiếm 3% tổng thu NSNN.