Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6-2016 - page 102

104
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
nghiệp. Khi hộ nông dân kinh doanh đơn lẻ, các nhà
xuất khẩu không thể mua sản phẩm từ hàng vạn, hàng
chục vạn hộ, lại không có thương hiệu, không truy
xuất nguồn gốc, không có chứng nhận đảm bảo chất
lượng, không cam kết thời gian giao hàng chính xác.
Muốn hội nhập quốc tế về xuất khẩu, chỉ có qua HTX
kiểu mới hoặc liên hiệp các HTX mới có thể bán hàng
cùng loại sản phẩm quy mô lớn, có thương hiệu, truy
xuất nguồn gốc và chứng nhận đảm bảo chất lượng.
Thứ tư,
tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước, nhất
là về vốn, khoa học công nghệ, tiếp thị ra thị trường
nước ngoài, đào tạo nhân lực, xây dựng thương hiệu
cho nông dân... Do lực lượng khuyến nông, dạy
nghề, tư vấn có hạn và nhân lực của các ngân hàng
chính sách, ngân hàng đầu tư phát triển, ngân hàng
nông nghiệp cũng có hạn nên Nhà nước không thể
đủ người hướng dẫn về khoa học công nghệ, dạy
nghề, xây dựng thương hiệu, tiếp thị ra nước ngoài
cho từng hộ trong hơn 10 triệu hộ nông dân, các ngân
hàng không thể quản lý các khoản vay của hơn 10
triệu hộ nông dân vay với quy mô sản xuất nhỏ bé,
nhiều rủi ro. Khi hình thành các HTX kiểu mới, các
đầu mối giao dịch với ngân hàng sẽ giảm 300 - 500
lần, HTX có thể xây dựng các điểm trình diễn cho
xã viên của mình, HTX có thể đứng ra vay hoặc bảo
lãnh vay cho các hộ xã viên của mình, từ đó giảm rủi
ro đối với các ngân hàng, quy mô vay vì thế tăng lên
còn lãi suất thì giảm. Tương tự, nếu đầu mối giao
dịch của các DN giảm 300 - 500 lần, các DN sẽ giảm
được chi phí và rủi ro khi ký các hợp đồng bán đầu
vào, mua sản phẩm của nông dân.
Tóm lại, HTX kiểu mới sẽ tạo ra động lực kép,
mạnh mẽ để tạo đột phá phát triển của nông nghiệp
Việt Nam hiện nay, đồng thời các hộ nông dân được
sự hỗ trợ rất hiệu quả của HTX nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh, tiếp nhận tối đa các hỗ trợ của Nhà
nước, phát huy mạnh mẽ các liên kết với DN và đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu của hội nhập quốc tế về
thương mại.
Tài liệu tham khảo:
1.
2.
rong-mo-hinh-hop-tac-xa-kieu-moi.
phát triển mới về chất, có tính đột phát, vì nó khắc
phục được các yếu kém, cản trở trong phát triển nông
nghiệp của nước ta vốn đã kéo dài trong rất nhiều
năm qua. Nhận định của các chuyên gia khẳng định
những nội dung đột phá qua phát triển HTX kiểu mới
ở Việt Nam thể hiện như sau:
Thứ nhất,
giá bán sản phẩm nông nghiệp cao hơn.
Đối với các hộ nông dân, thu nhập thấp khi chi phí
đầu vào cao và giá bán đầu ra thấp. Thực tế cho thấy,
giá mua đầu vào của các hộ nông dân cao vì một hộ
thì mua với số lượng ít, không có khả năng đàm phán
để mua rẻ hơn, và không có nhiều DN bán các yếu
tố đầu vào để người nông dân có cơ hội lựa chọn
(có khoảng 7-8 công ty cung ứng mỗi loại đầu vào
chủ yếu như thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc trừ
sâu, hóa chất), do đó các DN dễ dàng thỏa thuận để
nâng giá bán. Khi hộ nông dân tự bán sản phẩm đơn
lẻ trên thị trường, thì cũng không có khả năng đàm
phán với thương lái hoặc DN thu mua, mặt khác số
DN thu mua chủ yếu sản phẩm nông sản xuất khẩu
không nhiều (trên dưới 10 đơn vị lớn), nên họ cũng
dễ dàng thỏa thuận để dìm giá mua thấp. Nếu có
HTX kiểu mới, với khối lượng mua đầu vào và bán
đầu ra gấp từ 300 đến 500 lần so với 1 hộ nông dân thì
khả năng đàm phán giá mua và bán với các DN cao
hơn hẳn, đem lại thu nhập cao hơn cho người nông
dân. Nếu các DN trung gian thỏa thuận nâng giá đầu
vào, dìm giá đầu ra, thì các HTX có thể liên kết với
nhau, đặt hàng với quy mô lớn trực tiếp tại các cơ
sở sản xuất đầu vào, từ đó có giá mua thấp hơn, và
bán trực tiếp cho khách hàng cuối cùng trong nước
hoặc xuất khẩu trực tiếp, sẽ có giá bán cao hơn. Nếu
có HTX, với chương trình sản xuất cùng 1 loại giống,
đảm bảo chất lượng đồng đều và có chứng nhận chất
lượng thì giá bán sẽ cao hơn.
Thứ hai,
hạn chế tối đa tình trạng được mùa rớt giá.
Khi hộ cá thể sản xuất, họ không thể dự báo nhu cầu
tiêu thụ sản phẩm ở thị trường địa phương, quốc gia
và quốc tế. Họ sản xuất theo “phong trào”, thường dẫn
đến việc cung vượt cầu, nên giá rớt là đúng quy luật.
Muốn khắc phục việc này, chỉ có HTX kiểu mới và sự
liên kết các HTX cùng nhóm sản phẩm mới có thể dự
báo nhu cầu trong và ngoài nước, từ đó khuyến cáo
các HTX, các hộ nên sản xuất quy mô thế nào để đáp
ứng nhu cầu thị trường mà không làm giá rớt nhiều,
gây thiệt hại cho người nông dân. Phương thức khác
là bán sản phẩm nông nghiệp trước khi thu hoạch ở
các chợ nông sản tương lai. Khi có HTX, có thể bán với
quy mô lớn, cam kết chất lượng và thương hiệu sản
phẩm, từ đó làm cho giá tiêu thụ ổn định, khắc phục
tình trạng được mùa rớt giá.
Thứ ba,
phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông
HTX kiểu mới sẽ tạo đột phá cho phát triển
nông nghiệp Việt Nam vì nó tạo ra sự tương
tác đồng hướng của 4 loại lợi ích: lợi ích của
hơn 10 triệu hộ nông dân, lợi ích của Nhà
nước, lợi ích của DN và lợi ích của các nước
giao thương với Việt Nam.
1...,92,93,94,95,96,97,98,99,100,101 103,104,105,106
Powered by FlippingBook