Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6-2016 - page 99

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2016
101
mở rộng và tăng mạnh về sản lượng. Quy mô sản
xuất của các DN trung bình từ 50 – 100 triệu lít/năm,
riêng một số DN lớn đã mở rộng quy mô lên đến
200 – 400 triệu lít/năm, chẳng hạn như: Nhà máy bia
Củ Chi (Sabeco), nhà máy bia Mê Linh (Habeco), nhà
máy bia Việt Nam (Heineken).
Với ngành Rượu, cả nước hiện có hơn 162 cơ sở
sản xuất rượu công nghiệp trên cả nước. So với bia,
quy mô các cơ sở sản xuất rượu công nghiệp còn
nhỏ, chủ yếu các thương hiệu như: Rượu Hà Nội,
rượu Bình Tây, rượu Vodka Men, vang Thăng Long,
vang Đà Lạt.... Khác với bia, rượu là ngành kinh
doanh có điều kiện, nên chịu sự quản lý chặt chẽ
của Nhà nước theo Nghị định số 94/2012/NĐ-CP.
Năm 2015, sản lượng rượu công nghiệp tăng thấp,
chỉ khoảng 75 triệu lít. Dòng rượu nhẹ, rượu vang có
sản lượng tiêu thụ còn khá thấp. Sản lượng rượu do
người dân tự nấu lại thu hút nhiều người tiêu dùng
hơn, ước tính mỗi năm tiêu thụ khoảng 200 triệu lít,
cao gấp 3 lần so với rượu sản xuất công nghiệp. Thị
phần rượu nhập khẩu cũng tăng dần qua các năm,
tập trung chủ yếu vào các dòng rượu có tên tuổi.
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, ngành Nước
giải khát đang là “tâm điểm” thu hút các nhà đầu
tư trong và ngoài nước. Chỉ tính trong 5 năm gần
đây, đã có khoảng 1.300 cơ sở sản xuất nước giải
khát đi vào hoạt động. Đến nay, cả nước đã có tới
gần 2.000 cơ sở sản xuất nước giải khát, tổng công
suất thiết kế khoảng 5 tỷ lít/năm với 3 chủng loại
chính: Nước khoáng có ga và không ga; nước uống
tinh khiết; nước ngọt và nước hoa quả các loại. Mức
tăng trưởng sản xuất bình quân trong 5 năm qua đạt
7,3%/năm.
Hiệu quả trong thu nộp ngân sách nhà nước
và giải quyết việc làm
Trong giai đoạn 2010 – 2015, ngành Bia – rượu –
nước giải khát Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định
và bền vững. Ngành Bia – rượu - nước giải khát đã
góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao
động trên khắp cả nước, đồng thời, đóng góp vào
ngân sách nhà nước (NSNN) gần 30.000 tỷ đồng,
chiếm 3% tổng thu NSNN.
Theo Báo cáo của Viện nghiên cứu Chiến lược,
Chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương), sản
lượng bia cả nước năm 2010 là 2.420 triệu lít, năm
2012 là 2,978 triệu lít. Năm 2008, lợi nhuận trước thuế
của ngành Bia chỉ đạt 2.318 tỷ đồng, đến năm 2013
là 10.150 tỷ đồng. Cũng theo báo cáo, năm 2012 tính
riêng khu vực sản xuất bia, nộp ngân sách của các
doanh nghiệp (DN) chiếm gần 4,5% số thu NSNN
thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh (không kể thu
từ dầu thô, hải quan và viện trợ không hoàn lại),
đạt 19.134,9 tỷ đồng. Một loạt các hoạt động khác ở
khu vực dịch vụ, thương mại, vận tải, bán buôn, bán
lẻ… hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh của DN cũng
phát sinh những khoản thu đáng kể cho ngân sách.
Tổng các nguồn thu khác liên quan tới bia năm 2012
là 11.705 tỷ đồng: Thuế VAT từ dịch vụ là 4.924,6 tỷ
đồng, thuế VAT từ bán lẻ là 2.457 tỷ đồng, thuế thu
nhập cá nhân là 2.724 tỷ đồng, thuế xuất, nhập khẩu
là 244 tỷ đồng…
Cả nước hiện có khoảng 129 cơ sở sản xuất bia,
tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn, cụ thể
như Hà Nội chiếm 12,46%; TP. Hồ Chí Minh chiếm
34,69%; Thừa Thiên Huế chiếm 6,8%. Mô hình và
quy mô sản xuất của các DN trong 5 năm qua được
BÀNVỀ CHÍNH SÁCHPHÁT TRIỂN
NGÀNHRƯỢU–BIA–NƯỚC GIẢI KHÁT CỦAVIỆT NAM
ThS. VŨ QUANG HẢI
Ngành Bia – rượu – nước giải khát có hiệu quả kinh tế cao so với nhiều ngành công nghiệp khác.
Sự phát triển của ngành này có tác động tích cực, góp phần thúc đẩy các ngành khác cùng phát
triển như: nông nghiệp, giao thông vận tải, cơ khí, hóa sinh, sản xuất bao bì... Chính vì vậy, Nhà
nước cần có những chính sách phù hợp, để thúc đẩy ngành Bia – rượu – nước giải khát phát triển
bền vững và hội nhập thành công.
Từ khóa: Doanh nghiệp, ngành Bia – rượu - nước giải khát, hội nhập, cạnh tranh, chính sách.
1...,89,90,91,92,93,94,95,96,97,98 100,101,102,103,104,105,106
Powered by FlippingBook