TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2015
17
Điều chỉnh hóa đơn tài chính và xử phạt
khi điều chỉnh sai
Thực tế cho thấy, hiện nay những sai sót trong lập
hóa đơn tài chính tại các doanh nghiệp (DN) thường
xuyên xảy ra. Trong những sai sót đó, có những
trường hợp DN phải điều chỉnh hóa đơn tài chính
dựa trên cơ sở pháp lý để tránh sai phạm và tránh bị
xử phạt về việc hủy hóa đơn sai quy định pháp luật.
Hiện nay, theo khoản 3 điều 20 Thông tư số
39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính khi hóa đơn ghi sai
tên, địa chỉ hoặc cả hai nhưng mã số thuế đúng thì DN
chỉ cần biên bản điều chỉnh. Theo đó, khi bên bán đã
giao hàng, cung ứng dịch vụ và xuất hóa đơn sai các
chỉ tiêu như: Tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, tên hàng
hóa, dịch vụ (không liên quan đến giá trị) mà bên bán
và bên mua đã kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT)
đầu ra, đầu vào rồi, hai bên chỉ cần phải lập biên bản
điều chỉnh hóa đơn và xuất hóa đơn mới điều chỉnh
cho hóa đơn sai nêu trên. Bên bán đã giao hàng, cung
ứng dịch vụ và xuất hóa đơn sai các chỉ tiêu như số
lượng, đơn giá, thành tiền, thuế suất, thuế GTGT (liên
quan đến giá trị)…mà bên bán và bên mua đã kê khai
thuế GTGT đầu ra, đầu vào rồi, hai bên chỉ cần lập
biên bản điều chỉnh hóa đơn và xuất hóa đơnmới điều
chỉnh tăng (giảm) cho hóa đơn trước.
Xét một số trường hợp cụ thể như sau:
- Hóa đơn bị sai cả tên, địa chỉ, mã số thuế của
người mua hoặc chỉ sai mã số thuế của bên mua thì
xử lý điều chỉnh. Đây là sai sót không liên quan đến
giá trị, nếu hai bên mua và bên bán đã kê khai thuế
GTGT thì lập biên bản điều chỉnh và xuất hóa đơn
điều chỉnh, trong đó phần giá trị để trống, riêng phần
diễn giải ghi: hóa đơn điều chỉnh. Nếu bên bán đã kê
thuế GTGT còn bên mua chưa kê khai thuế GTGT
đầu vào thì bên bán cần xin công văn chỉ đạo của cơ
quan thuế.
- Hóa đơn bị sai tên, địa chỉ người mua nhưng mã
số thuế đúng thì xử lý điều chỉnh: Lập biên bản điều
chỉnh cho dù hai bên mua và bên bán đã kê khai thuế
GTGT hay bên bán đã kê thuế còn bên mua chưa kê
khai thuế GTGT.
- Hóa đơn bị sai số lượng, đơn giá, thành tiền,
thuế suất, tiền thuế GTGT thì xử lý điều chỉnh. Nếu
hai bên mua và bên bán đã kê khai thuế GTGT thì
lập biên bản điều chỉnh và hóa đơn điều chỉnh (tăng,
giảm phần chênh lệch giá trị). Nếu bên bán đã kê
thuế còn bên mua chưa kê khai thuế GTGT thì xuất
hóa đơn điều chỉnh và xin ý kiến của cơ quan thuế.
Khi mắc phải sai sót về lập hóa đơn tài chính, DN
cần phải điều chỉnh đúng quy định. Trong trường
hợp DN điều chỉnh sai quy định của pháp luật năm
2015 thì cả DN nhận và xuất hóa đơn điều chỉnh đều
bị xử lý phạt theo quy định như sau:
- Xử phạt về hóa đơn. Theo Nghị định số 51/2010/
NĐ-CP và Thông tư 10/2014/TT-BTC về pháp luật về
quản lý hóa đơn thì không quy định xử phạt đối với
hành vi lập hóa đơn điều chỉnh sai.
- Xử phạt về kê khai thuế GTGT. Theo đó, đối với
bên bán, nếu bên bán xuất hóa đơn điều chỉnh sai có
thể làm ảnh hưởng đến doanh thu và ảnh hưởng đến
thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT phải nộp NSNN
nên có thể bị truy thu, phạt chậm nộp và phạt bổ sung
theo quy định của Thông tư số 156/2013/TT-BTC và
Thông tư số 166/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính. Đối
với bên mua, nếu nhận hóa đơn điều chỉnh sai sẽ ảnh
hưởng đến việc kê khai thuế GTGT đầu vào và làm
ảnh hưởng đến số thuế nộp NSNN nên cũng bị xử
phạt theo quy định pháp luật nêu trên.
NHỮNG PHÁT SINHVỀ HÓA ĐƠNTÀI CHÍNH:
MỘTSỐVẤNĐỀTRAOĐỔI
ThS. TÔ THỊ THU TRANG, ThS. NGUYỄN VĂN THỤ
- Đại học Lao động - Xã hội
Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, khi lập hóa đơn tài chính, các doanh nghiệp
thườngmắc phải những sai sót, chưa đúng với những quy định của pháp luật. Nhằmgiúp
doanh nghiệp xử lý theo đúng quy định, bài viết nêu ramột số định hướng trong xử lý những
vấn đề phát sinh khi lập hóa đơn tài chính tại các doanh nghiệp hiện nay.