TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 4

6
TRIỂN KHAI LUẬT KẾ TOÁN NĂM 2015 TRONG CHIẾN LƯỢC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
L
uật Kế toán năm 2015 được ban hành với
quan điểm chỉ đạo chung là:
- Thực hiện quan điểm của Đảng trong
việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước, từng bước hình thành cơ
chế chính sách, công cụ quản lý kinh tế - xã hội,
trong đó xác định kế toán là công cụ để phản ánh
biến động nguồn vốn, tài sản của quốc gia, của
mỗi doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức kinh tế - xã
hội một cách đầy đủ, chính xác, trung thực, đồng
thời tăng cường tính công khai, minh bạch cũng
như khả năng giám sát điều kiện thực thi.
- Kế thừa các quy định trong Luật Kế toán
năm 2003, với các quy định pháp luật vẫn có giá
trị áp dụng sẽ tiếp tục duy trì, bổ sung, sửa đổi
những điều cần thiết, có sự bất cập trong thực
thi. Mặt khác, việc sửa đổi, bổ sung phải đảm
bảo khả năng thực thi, khả năng giám sát của
Nhà nước, không làm ảnh hưởng, biến động lớn
đối với hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước.
- Nghiên cứu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế,
đặc biệt là nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc
tế áp dụng vào điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam
cho phù hợp, không dập khuôn, máy móc các
khuôn mẫu, bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt
Nam khác so với các nước, đó là đang trong quá
trình xây dựng phát triển kinh tế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước.
Tác động của Luật Kế toán năm 2015
Việc ban hành Luật Kế toán năm 2015 đã đạt
được những kết quả rất cơ bản và lâu dài, có tác
động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước ở các khía cạnh chủ yếu sau:
Thứ nhất,
Luật Kế toán đánh dấu một bước
tiến mới tạo tiền đề và động lực thúc đẩy tiến
trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán ở
Việt Nam. Các điểm mới được đề cập trong Luật
như các nguyên tắc kế toán đã được cập nhật
theo thông lệ quốc tế... tạo cơ sở cho việc nghiên
cứu, ban hành mới và sửa đổi hệ thống chuẩn
mực kế toán Việt Nam và hệ thống các văn bản
dưới luật khác sao cho phù hợp với thông lệ quốc
tế, tiến tới áp dụng các nguyên tắc và thông lệ kế
toán tốt nhất ở Việt Nam.
Thứ hai,
Luật Kế toán đã thể chế hóa chủ
trương của Đảng và Nhà nước trong việc tạo điều
kiện để các đơn vị kế toán phát huy sự tự chủ, tự
chịu trách nhiệm trong hoạt động và công khai
tài chính, công bố thông tin. Vấn đề quản lý Nhà
nước về hoạt động kế toán và công tác kế toán
trong nội bộ doanh nghiệp (DN) được phân định
khá rõ trong Luật. Đây là một bước tiến quan
trọng trong quan điểm xây dựng khung pháp lý
về kế toán, tiệm cận với thông lệ về kế toán các
nước hiện nay.
Thứ ba,
Luật Kế toán đã tạo hành lang pháp lý
để tăng cường quản lý, giám sát của Nhà nước,
giám sát của các nhà đầu tư, công chúng đối với
thông tin tài chính của các đơn vị kế toán, qua
đó góp phần nâng cao chất lượng công tác kế
toán, tăng cường tính minh bạch của thông tin
trong xã hội. Đặc biệt, các quy định về công tác
kiểm tra, kiểm toán nội bộ mới được sửa đổi, bổ
sung vào Luật còn hướng đến tăng cường công
tác quản trị DN, bảo vệ tài sản và phòng chống
tiêu cực, lãng phí, tham nhũng trong các hoạt
động kinh tế, góp phần trực tiếp vào thực hiện
LUẬT KẾ TOÁNNĂM2015TRONG CHIẾN LƯỢC
CẢI CÁCHKHUNG PHÁP LÝ VỀ KẾ TOÁNVIỆT NAM
PGS,. TS. MAI NGỌC ANH, ThS. NGUYỄN THỊ HUẾ -
Học viện Tài chính
Trước yêu cầu cải cách hệ thống kế toán phù hợp với tiến trình hội nhập của nền kinh tế Việt
Nam với thế giới, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược kế toán, kiểm toán Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn 2030”. Việc thực hiện Chiến lược đặt ra yêu cầu cấp bách phải cải cách
căn bản khung pháp lý về kế toán, kiểm toán phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội
của Việt Nam và thông lệ kế toán, kiểm toán phổ biến trên thế giới. Trong lộ trình đó, vấn đề
hoàn thiện Luật Kế toán Việt Nam năm 2003 đã sớm được đặt ra. Sau một thời gian nghiên
cứu, thảo luận, Luật Kế toán số 88/2015/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2015,
có hiệu lực thi hành từ 1/1/2017.
Từ khóa: Kế toán, kiểm toán, Luật Kế toán 2015, doanh nghiệp
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...82
Powered by FlippingBook