TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 7

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
9
Giá trị hợp lý và việc sử dụng giá trị hợp lý
ởViệt Nam
Theo Luật Kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13 đã
được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2015, giá trị
hợp lý là giá trị được xác định phù hợp với giá thị
trường, có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc
chuyển nhượng một khoản nợ phải trả tại thời điểm
xác định giá trị.
Ở Việt Nam, giá trị hợp lý được đề cập đến từ hơn
10 năm nay. Đầu tiên được định nghĩa trong Chuẩn
mực kế toán 14 (VAS14) - Doanh thu và thu nhập khác:
Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá
trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện
giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong trao đổi ngang
giá. Giá trị hợp lý được sử dụng chủ yếu trong ghi
nhận ban đầu, chẳng hạn ghi nhận ban đầu của tài sản
cố định, doanh thu, thu nhập khác, ghi nhận ban đầu
và báo cáo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, xác
định giá phí hợp nhất kinh doanh.
Với phương pháp xác định giá trị hợp lý, ngoại trừ
đoạn 24 của Chuẩn mực kế toán số 04 (VAS 04) - Tài
sản cố định vô hình và Thông tư số 21/2006/TT- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính có hướng dẫn việc
xác định giá trị hợp lý trong xác định giá phí hợp nhất
kinh doanh, đến nay chưa có hướng dẫn chính thức
và thống nhất về phương pháp xác định giá trị hợp lý
trong kế toán. Ngoài ra, giá trị hợp lý cũng được đề cập
đến ở Chuẩn mực số 03 - Kế toán tài sản cố định hữu
hình; Chuẩn mực chung số 01; Chuẩn mực số 06 - Thuê
tài sản; chuẩn mực số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi
tỷ giá hối đoái; Chuẩn mực số 5- Bất động sản đầu tư.
Có thể thấy, Việt Nam đã từng bước được cập nhật
theo phương pháp giá trị hợp lý, kết hợp kế toán theo
giá gốc và đánh giá lại phù hợp với đặc điểm của
từng loại tài sản và thời điểm lập báo cáo tài chính.
Bên cạnh đó, trong kế toán, giá gốc được quy định là
một nguyên tắc cơ bản, vì thế vai trò của giá trị hợp
lý còn khá mờ nhạt. Giá trị hợp lý và việc sử dụng giá
trị hợp lý đã có bước khởi đầu nhất định nhưng vẫn
chưa thật sự được áp dụng chính thức trong kế toán,
chưa có một định hướng rõ ràng về việc sử dụng giá
trị hợp lý mặc dù giá trị hợp lý hiện nay đã được đưa
vào Luật Kế toán số 88/2015/QH13. Trong hệ thống kế
toán Việt Nam chưa sử dụng giá trị hợp lý để trình bày
các khoản mục sau ghi nhận ban đầu, do đó chưa đạt
được mục đích ghi nhận và trình bày các khoản mục
trên báo cáo theo những thay đổi của thị trường.
Quan điểm về giá trị hợp lý trên thế giới
Trên thế giới, giá trị hợp lý bắt đầu trở thành một
cơ sở tính giá trong kế toán từ cuối những năm 1990,
điều này được thể hiện qua các chuẩn mực kế toán
quốc tế. Trải qua thời gian, khái niệm cũng như việc
đo lường giá trị hợp lý được hoàn thiện rõ ràng và
cụ thể hơn.
Trước khi các chuẩn mực kế toán về giá trị hợp
lý được ban hành, định nghĩa giá trị hợp lý được
đề cập trong các chuẩn mực kế toán cụ thể của Hội
đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế - IASB. Theo
chuẩn mực kế toán quốc tế về Bất động sản đầu tư
IAS 40, giá trị hợp lý là mức giá mà một tài sản có
thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết
trong một giao dịch hoàn toàn ngang giá.
Theo Hội đồng Chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ
(FASB), giá trị hợp lý được định nghĩa trong chuẩn
mực kế toán FAS 157 ban hành năm 2006: Giá trị hợp
lý làmức giá có thể nhận được khi bánmột tài sản hoặc
phải trả khi thanh toán một khoản nợ trong một giao
NGUYÊNTẮC GIÁ TRỊ HỢP LÝ THEO LUẬT KẾ TOÁN:
LÝ LUẬNVÀ ĐỊNHHƯỚNG ÁP DỤNGỞVIỆT NAM
PGS., TS. NGÔ THỊ THU HỒNG, TS. BÙI THỊ HẰNG
Luật Kế toán số 03/2003/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2003 và có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/01/2004 đã tạo hành lang pháp lý cho lĩnh vực kế toán. Trải qua hơn 13 năm triển
khai thực hiện, bên cạnh những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, Luật cũng đã bộc lộ một số hạn
chế cần sửa đổi để đáp ứng yêu cầu đổi mới mạnh mẽ và hội nhập sâu rộng của nền kinh tế. Việc
ban hành và sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là
rất thiết thực và có ý nghĩa khoa học. Trong các nội dung sửa đổi, có nội dung quan trọng được bổ
sung đó là quy định giá trị hợp lý.
Từ khóa: Kế toán, Luật kế toán, giá trị hợp lý, doanh nghiệp, tài chính
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...82
Powered by FlippingBook