TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 13

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
15
Những điểm mới về ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác kế toán
Nỗ lực đưa ứng dụng công nghệ thông tin
(CNTT) vào hoạt động quản lý kinh tế vĩ mô và vi
mô thời gian qua đạt được nhiều thành tựu đáng
ghi nhận, trong đó phải kể đến vai trò của CNTT
trong công tác kế toán.
Các quy định của pháp luật hiện hành về ứng
dụng CNTT trong tổ chức hệ thống kế toán tại Việt
Nam đã được thể hiện kể từ Luật Kế toán Việt Nam
- Luật số 03/2003/QH11 (Luật Kế toán 2003). Đáp
ứng yêu cầu của hội nhập, sau hơn 13 năm triển
khai thực hiện, với những yêu cầu, đổi mới từ thực
tiễn Quốc hội đã thông qua Luật Kế toán sửa đổi -
Luật số 88/2015/QH13 (Luật Kế toán 2015) thay thế
cho Luật Kế toán 2003. So với Luật Kế toán 2003,
Luật số 88/2015/QH13 đã đề cập nhiều hơn tới các
quy định ứng dụng CNTT vào lĩnh vực kế toán.
Điển hình như:
- Về quy định chứng từ điện tử:
Luật Kế toán 2015
đã quy định cụ thể hơn về giá trị của chứng từ
điện tử: “Khi chứng từ bằng giấy được chuyển
thành chứng từ điện tử để giao dịch, thanh toán
hoặc ngược lại thì chứng từ điện tử có giá trị để
thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính, chứng từ
bằng giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi
và kiểm tra, không có hiệu lực để giao dịch, thanh
toán”. Vấn đề này, Luật Kế toán 2003 chưa được
cụ thể hóa mà chỉ được đề cập đến trong Nghị
định 129/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật
Kế toán 2003;
- Về chữ ký trên chứng từ điện tử:
Luật Kế toán
2015 quy định cụ thể hơn, chữ ký của chứng từ
điện tử đều có giá trị như chứng từ bằng giấy;
- Về lập và lưu trữ chứng từ kế toán:
Theo quy
định của Luật Kế toán 2015 thì chứng từ không
nhất thiết phải in ra giấy như quy định của Luật
Kế toán 2003, mà có thể thực hiện lưu trữ trên các
phương tiện điện tử khi đủ điều kiện bảo đảm an
toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và tra cứu được
trong thời hạn lưu trữ. Điều này hoàn toàn phù
hợp với Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11
(Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức
trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện
tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự
khác; Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị
phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được
thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Thông điệp
dữ liệu có giá trị như bản gốc khi đủ điều kiện);
- Về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán:
Tương tự như lập và lưu trữ chứng từ, việc lưu trữ
sổ kế toán theo Luật Kế toán 2015 không nhất thiết
phải in sổ kế toán ra giấy và đóng thành quyển
riêng cho từng kỳ kế toán năm, mà có thể thực
hiện lưu trữ sổ kế toán trên các phương tiện điện
tử khi bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu
và tra cứu được trong thời hạn lưu trữ;
- Về chữa sổ kế toán:
Luật Kế toán 2003 và Luật
Kế toán 2015 đều cho phép sửa chữa sổ kế toán
theo đúng phương pháp chữa sổ quy định, nếu
đơn vị ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử
thì ghi điều chỉnh bằng cách lập “chứng từ điều
chỉnh” và ghi thêm số chênh lệch cho đúng.
Trên cơ sở nền tảng của Luật Kế toán, Luật Giao
dịch điện tử, Luật CNTT, doanh nghiệp (DN) Việt
Nam đã và đang tập trung ứng dụng CNTT vào
công tác kế toán theo ba mức độ sau:
LUẬT KẾ TOÁNMỚI VÀ QUY ĐỊNHỨNGDỤNG
CÔNGNGHỆ THÔNGTINTRONG KẾ TOÁNDOANHNGHIỆP
TS. THÁI BÁ CÔNG, ThS. NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN
– Học viện Tài chính
Đáp ứng yêu cầu hội nhập về kế toán – tài chính quốc tế, Quốc hội đã thông qua Luật Kế toán năm
2015 – Luật số 88/2015/QH13 gồm 6 Chương, 74 Điều. Một trong những mục tiêu của việc sửa đổi
Luật Kế toán nhằm nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hệ thống kế toán Việt
Nam, qua đó, nâng cao chất lượng của công tác kế toán với vai trò là công cụ quản lý tài chính,
vốn, tài sản của nhà nước, của doanh nghiệp, là công cụ quản lý, giám sát của Nhà nước. Luật Kế
toán năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017.
Từ khóa: Công nghệ thông tin, kế toán, quản lý tài chính, tài sản, doanh nghiệp
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16,17,18,19,20,21,22,23,...82
Powered by FlippingBook