K1 T3 - page 93

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
95
tiếp (FPI). FPI trong lĩnh vực BĐS được nhìn qua
hai khía cạnh, đó là: Thông qua hoạt động của
các quỹ đầu tư BĐS và thông qua các hoạt động
giao dịch chứng khoán liên quan đến cổ phiếu
ngành BĐS. Ở Việt Nam, từ cuối năm 2010, đã
xuất hiện một số lượng các quỹ BĐS của đối tác
ngoài nước đóng góp vào nguồn cấp vốn cho thị
trường BĐS Việt Nam thông qua hoạt động mua
bán và sáp nhập (M&A) có liên quan đến chuyển
nhượng cổ phần/hợp tác đầu tư hoặc sáp nhập
BĐS như: Các quỹ Dragon Capitals Vietnam
Resource Investments, VinaCapitals Vietnam
Infrastructure Limited, Indochina Capitals
Indochina Land Holdings...
Phần lớn trong các thương vụ, vai trò quỹ nước
ngoài là các bên mua cổ phần (cung ứng vốn). Tuy
nhiên, trong hai năm trở lại đây, vai trò của các DN
trong nước dần thay đổi, đã có sự xuất hiện nhà
đầu nước trong nước mua lại các BĐS/cổ phần BĐS
của nhà ĐTNN hoặc của các quỹ ĐTNN.
Ngoài FDI và FPI còn có nguồn kiều hối vào
lĩnh vực BĐS, là một luồng tiền lớn, tăng trưởng ổn
định cho thị trường BĐS Việt Nam. Từ năm 1991
- 2013, tổng lượng kiều hối đạt mức khoảng 80,4
tỷ USD. Việt Nam trở thành quốc gia trong nhóm
10 nước đứng đầu về tiếp nhận kiều hối với tốc
độ tăng trưởng khoảng 10%. Theo Ngân hàng Thế
giới (2013), lượng kiều hối vào Việt Nam tăng gấp
10 lần, từ 1,1 tỷ USD năm 2001 tăng lên hơn 11 tỷ
USD vào cuối năm 2013. Trong năm 2014 và 2015
Việt Nam nhận được khoảng 12 tỷ và 12,3 tỷ USD,
trong đó, lĩnh vực BĐS là lĩnh vực thu hút kiều hối
nhiều nhất với tỷ lệ trung bình khoảng 20,7%. Từ
ngày 01/7/2015, Luật Kinh doanh BĐS và Luật Nhà
ở bắt đầu có hiệu lực. Với những điểm mới đáng
Thực trạng nguồn vốn đầu tư
nước ngoài vào thị trường bất động sản
Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư
nước ngoài (ĐTNN) đã có đóng góp quan trọng
cho sự phát triển của thị trường bất động sản
(BĐS) Việt Nam. Trong giai đoạn 2013 - 2015,
lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào
Việt Nam có xu hướng tăng nhẹ, trong đó, FDI
vào BĐS chiếm tỷ trọng khoảng trên 10% trong 2
năm gần đây và luôn ở vị trí thứ 2 - 3 về thu hút
FDI so với các lĩnh vực khác trong nền kinh tế
quốc dân. Năm 2015, FDI đăng ký vào BĐS đạt
khoảng 2,39 tỷ USD (tương đương 10,5%). Năm
2016, nguồn vốn FDI đầu tư vào BĐS đạt khoảng
1,3 tỷ USD, giảm 44% so với cùng kỳ 2015. Doanh
nghiệp (DN) FDI khá nhanh nhạy với thị trường
BĐS Việt Nam.
Cùng với nguồn vốn FDI, thị trường BĐS
cũng thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư gián
Nguồnvốnđầutưnước ngoài
vào lĩnhvực bất động sảnViệt Nam
ThS. Nguyễn Thị Thủy Ngân, TS. Mai Công Quyền
Lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam đang được các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm. Bên
cạnh những tác động tích cực như góp phần gia tăng nguồn vốn, cải thiện cơ sở hạ tầng, vốn đầu
tư nước ngoài vào bất động sản ở Việt Nam cũng góp phần gia tăng lạm phát, bất ổn tỷ giá, cán
cân thanh toán... Thực tế đó đòi hỏi cần thực hiện những giải pháp tăng cường kiểm soát để sử
dụng có hiệu quả dòng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.
Từ khóa: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thị trường, bất động sản, kinh tế
Real estate in Vietnam has been paid proper
attention from foreign investors. In addition to
positive impacts such as increasing capital and
improving infrastructure, foreign investment
in real estate also causes inflation, exchange
rate and balance of payment instability, etc.,.
These facts require consolidated solutions to
control and use effectively those currency flow
into this sector.
Keywords: Foreign investment, market, real
estate, economics
1...,83,84,85,86,87,88,89,90,91,92 94
Powered by FlippingBook