K2 T4 - page 107

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2017
106
lý thuyết, chưa quan tâm kiến thức quản lý chuyên
ngành, cán bộ cấp huyện đào tạo bằng hình thức tại
chức, chất lượng chưa cao còn nhiều, hiện tượng chạy
theo bằng cấp phổ biến.
Một số giải pháp nâng cao
chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Hiệu quả của công tác đào tạo và đào tạo lại thể
hiện mối quan hệ tác động trực tiếp giữa việc học tập
nâng cao trình độ với hiệu quả công tác quản lý nhà
nước. Từ đó cho thấy làm tốt công tác đào tạo, bồi
dưỡng sẽ thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương, cũng như của từng ngành, từng đơn
vị cơ sở. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh
đạo cấp huyện thời gian tới, lãnh đạo các cấp cần tiếp
tục thực hiện tốt một số nội dung, yêu cầu sau:
Một là,
cụ thể hóa các tiêu chuẩn chức danh cán
bộ cấp huyện diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành
ủy quản lý cho phù hợp với từng địa phương. Tiêu
chuẩn cán bộ là thước đo để đánh giá cán bộ, là mục
tiêu phấn đấu, rèn luyện của cán bộ, là căn cứ để quy
hoạch cán bộ, xây dựng kế hoạch, nội dung, chương
trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thực hiện chính
sách cán bộ... Vì vậy, phải chú trọng xây dựng tiêu
chuẩn cán bộ, tiêu chí đánh giá cán bộ cấp huyện
được coi là một yêu cầu quan trọng hàng đầu trong
việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo
chủ chốt cấp huyện hiện nay.
Hai là,
xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch
cán bộ, tạo nguồn cán bộ cấp huyện diện ban thường
vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý. Công tác quy hoạch cán
bộ có liên quan chặt chẽ đến các khâu khác của công
tác cán bộ. Công tác tạo nguồn cần kết hợp giữa nguồn
tại chỗ và từ xa cho cán bộ cấp huyện và nguồn cán bộ
tăng cường cho tỉnh. Quản lý, theo dõi chặt chẽ việc xây
dựng kế hoạch nguồn kế cận và lâu dài. Cần bảo đảm
tính thống nhất, nhất quán về chủ trương và các biện
pháp giữa tạo nguồn, đào tạo và quy hoạch cán bộ.
Ba là,
nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi
dưỡng và tăng cường luân chuyển cán bộ cấp huyện
diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý. Đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ là một trong những giải pháp
quan trọng nhằm nâng cao trình độ, năng lực của đội
ngũ cán bộ. Vì vậy, cần tích cực đổi mới nội dung,
chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng, cũng
như luân chuyển cán bộ để góp phần nâng cao chất
lượng đồng đều trong đội ngũ cán bộ cấp huyện ở
các huyện khác nhau trong tỉnh.
Bốn là,
nâng cao chất lượng công tác đánh giá, lựa
chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và làm tốt
công tác kiểm tra, giám sát cán bộ cấp huyện. Đánh
giá cán bộ là khâu quan trọng trong công tác cán bộ và
là một biện pháp cần thiết để đánh giá năng lực lãnh
đạo của cán bộ. Đánh giá cán bộ cán bộ cấp huyện
diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý, cần
phải hết sức trung thực, khách quan, công tâm. Lựa
chọn và bổ nhiệm cán bộ là khâu có tính quyết định
để cán bộ phát huy vai trò của mình trong các cương
vị, chức trách, nhiệm vụ được giao. Cần coi trọng công
tác kiểm tra, giám sát hoạt động của đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp huyện để góp phần nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị
của địa phương. Cùng với việc tăng cường công tác
kiểm tra, cần coi trọng công tác giám sát. Đây là vấn
đề mới trong Điều lệ Đảng, nên cần quán triệt sâu sắc
trong cấp uỷ, tổ chức đảng và trong các tổ chức chính
trị-xã hội và phải có hướng dẫn cụ thể và dần dần đưa
công tác này thành nề nếp.
Năm là,
tăng cường tính tự giác, chủ động trong học
tập, rèn luyệnđạo đức cáchmạng của cán bộ cấphuyện.
Đây làmột yêu cầu hết sức cần thiết nhằmnâng cao tính
bền vững trong chất lượng đội ngũ cán bộ trước những
biến đổi nhanh chóng và phức tạp về chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội của địa phương, của cả nước.
Sáu là,
tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh ủy, thành
ủyvà sự phối hợp của các cơ quan có liên quan; nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức
cán bộ; đổi mới, hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách
cán bộ. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban đảng, các
sở, ngành, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã
hội trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ
chốt ở các huyện, thành phố là rất cần thiết. Bởi những
cán bộ này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thường
có quan hệ nhiều đến các cơ quan trên. Do vậy các cơ
quan này cần có trách nhiệm góp phần nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ này.
Để xây dựng được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo
chủ chốt ở cấp huyện có chất lượng tốt, đòi hỏi lãnh
đạo các tỉnh, thành cũng như ban tổ chức các cấp phải
quan tâm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ làm công tác tham mưu về tổ chức, cán bộ. Các
tỉnh, thành, các huyện, thị phải xây dựngmột hệ thống
chính sách tốt tạo động lực thúc đẩy năng lực sáng tạo,
lòng nhiệt tình của cán bộ và thu hút được người tài,
thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt cấp huyện.
Tài liệu tham khảo:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 135;
2. Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở tỉnh Thanh
Hóa, Tạp chí Tài chính kỳ 2, số tháng 2/2017;
3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở một số tỉnh, thành; Phát triển nguồn nhân lực ở các
tỉnhmiền Trung, Tạp chí Xây dựng Đảng số 3/2016.
1...,97,98,99,100,101,102,103,104,105,106 108,109,110,111,112,113,114,115,116,117,...118
Powered by FlippingBook