K2 T4 - page 105

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2017
104
thống tín dụng ngân hàng cần tạo điều kiện để hộ
nông dân có điều kiện vay vốn và thủ tục vay vốn
cần nhanh gọn, ổn định và bảo đảm an toàn của các
nguồn vốn. Xây dựng chính sách bảo hiểm nông
nghiệp, chính sách hỗ trợ người sản xuất khi gặp
rủi ro...
Sáu là,
việc tổ chức phát triển kinh tế hộ nông
dân trong huyện cần gắn với chương trình, dự án
quy hoạch của Tỉnh, của vùng, đảm bảo tính khả
thi, ổn định, lâu dài. Quy hoạch phát triển các vùng
chuyên canh cây, con nhằm hình thành và duy trì
việc chuyên môn hoá sản xuất gắn với việc kiểm
tra, hướng dẫn hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, tổ chức sản
xuất, chế biến và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản
phẩm. Tổ chức tốt các dịch vụ cung ứng các yếu tố
đầu vào cho sản xuất, như: vật tư, giống cây, con
phù hợp và đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, cũng
cần đề phòng việc tăng trưởng quá lớn về quy mô
vùng chuyên canh làm mất cân đối giữa cung - cầu.
Bảy là,
hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thu
hút, động viên và tạo điều kiện để các hộ nông dân
tham gia có hiệu quả về mô hình sản xuất mới.
Có chính sách hỗ trợ để khuyến khích hộ nông
dân đến canh tác, mở mang sản xuất, khai hoang
những vùng đất mới, đất gần biên giới gắn phát
triển kinh tế hộ nông dân với bảo vệ an ninh biên
giới. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ các hộ
nông dân chuyển diện tích canh tác sang trồng một
số cây công nghiệp như: cây cao su, cây mía, cây
chè... để tạo vùng nguyên liệu tập trung, nhất là
những diện tích đất canh tác, rừng canh tác kém
hiệu quả. Đổi mới kinh tế hộ nông dân theo hướng
hợp tác, hợp tác xã, gắn kinh tế hộ nông dân với
các DN đóng trên địa bàn. Từng bước đưa nông
dân trở thành những người sản xuất, kinh doanh
có trình độ để áp dụng những tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Tăng cường
đào tạo nghề và nâng cao kiến thức làm ăn cho
hộ nông dân. Trước mắt, cần đẩy mạnh công tác
khuyến nông, khuyến lâm, phổ cập kỹ thuật mới
cho nông dân; Từng bước mở các lớp dạy nghề ở
Tỉnh, ở Huyện, nhằm đáp ứng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
kinh tế nông nghiệp, nông thôn miền núi.
Tài liệu tham khảo:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ X, NXB Sự thật, Hà Nội;
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La (2001), Đề án công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp và nông thôn tỉnh Sơn La đến năm 2010;
3. Cổng Thông tin điện tử huyện Sông Mã, Báo cáo kinh tế - xã hôị tổng hợp
qua các năm (2011-2016).
vào các chương trình, dự án phát triển sản xuất,
các dự án xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế
hộ nông dân với các ngành nghề truyền thống...
Để thu hút nguồn nhân lực, ngoài các chính sách
ưu tiên, khuyến khích của Đảng, Nhà nước, chính
quyền địa phương cần có những chính sách riêng
để động viên các hộ nông dân sử dụng thời gian
lao động dư thừa vào quá trình sản xuất kinh
doanh của hộ gia đình, các DN bằng lao động trực
tiếp hoặc gián tiếp trong các khâu của quá trình sản
xuất - kinh doanh, từ đó sử dụng hiệu quả nguồn
nhân lực nhàn rỗi trong nhân dân, góp phần mang
lại lợi ích kinh tế cho DN và các hộ nông dân.
Bốn là,
xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kinh
tế - xã hội phục vụ chuyển đổi thành công kinh
tế. Để thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế hộ nông
dân theo hướng sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị
trường trên địa bàn Huyện, thì việc củng cố và
phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn
là hết sức quan trọng. Theo đó, các địa phương
miền núi nói chung và huyện Sông Mã nói riêng
cần đẩy nhanh xây dựng và phát triển thêm các thị
trấn, thị tứ, trong đó có chợ và các tổ chức dịch vụ
cho nông nghiệp, nông thôn; Các địa phương cần
tranh thủ các nguồn vốn, các dự án hỗ trợ của Tỉnh,
Trung ương và tranh thủ sự đầu tư giúp đỡ của các
DN trong, ngoài huyện có cơ sở phù hợp để các tổ
chức, cá nhân đầu tư phát triển. Ngoài ra, cần khai
thác tốt các nguồn nội lực trong các hộ nông dân
và địa phương trong phát triển cơ sở hạ tầng và
đầu tư mua sắm các phương tiện phục vụ sản xuất
kinh doanh.
Năm là,
huy động các nguồn lực, các tổ chức
kinh tế - xã hội để thực hiện các công trình dự án.
Cần thực hiện tốt chính sách cho kinh tế hộ nông
dân vay vốn phát triển sản xuất thông qua việc:
Phát triển quỹ cho vay đối với hộ nông dân của
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Huyện; Phát triển các hợp tác xã tín dụng ở nông
thôn; Tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư
theo các chương trình dự án 661, 135, 133, 120; dự
án phát triển cây chè, cây cao su; dự án định canh,
định cư; dự án phát triển cơ sở hạ tầng... Bên cạnh
đó, các tổ chức tín dụng cần tập trung ưu tiên vốn
vay cho từng đối tượng, từng lĩnh vực sản xuất -
kinh doanh, từng vùng và sử dụng vốn đúng mục
đích, hiệu quả. Đối với các hộ vùng cao, vùng sâu,
vùng xa chủ yếu là các dân tộc thiểu số, trình độ
dân trí còn thấp nên đầu tư ưu tiên cho vay về
giống, kỹ thuật công nghệ tiên tiến để hộ nông dân
đổi mới trong sản xuất - kinh doanh theo phương
thức ngắn hạn hoặc trung hạn là rất cần thiết. Hệ
1...,95,96,97,98,99,100,101,102,103,104 106,107,108,109,110,111,112,113,114,115,...118
Powered by FlippingBook