K2 T4 - page 109

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2017
108
Phương pháp giảng dạy với sự hỗ trợ
của công cụ truyền thông đa phương tiện
Trước bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ
như hiện nay, nhiều tổ chức giáo dục cũng đang
hướng tới việc học tập dựa trên các công cụ truyền
thông đa phương tiện cho người học và người
dạy, kết hợp nhiều công cụ trong quá trình giảng
dạy, học tập và thực hành, tự nghiên cứu, vì các
phương pháp truyền thống không khuyến khích,
hoặc không thể khuyến khích người học đặt câu
hỏi về chính những gì họ đã và đang được học, hay
kết hợp với kiến thức mà họ đã thu nhận trước (Teo
& Wong, 2000).
Một số công cụ truyền thông đa phương tiện có
thể ứng dụng vào trong quá trình đổi mới phương
pháp đào tạo hiện nay:
i) Phần mềm trình chiếu MS PowerPoint;
Keynote: Đây là phương pháp đào tạo bằng trình
chiếu thông qua thiết bị hiển thị như máy chiếu,
tivi, có thể hỗ trợ đồ thị, âm thanh và video… giúp
cho người học và người giảng dễ dàng chia sẻ và
trao đổi.
ii) Macromedia, Flash, Authorware, BPP I learn
I Pass: Tạo ra các bài giảng, bài tập tình huống dưới
dạng hoạt ảnh Flash, có thể giúp tiếp thu bài giảng
và thực hành dễ dàng với các tính năng hoạt ảnh.
iii) Video: Bài giảng được trình bày trong những
video minh họa hoặc những bộ phim tài liệu sẽ
giúp người học dễ dàng hiểu nhanh và hiểu đúng,
làm theo. Loại hình thể hiện cụ thể gồm: Các video
hướng dẫn thực hành; video trả lời phỏng vấn
của các doanh nghiệp; video phim tài liệu của các
doanh nghiệp.
iv) Các định dạng văn bản khác: Có rất nhiều
định dạng văn bản số dùng để làm tài liệu nghiên
cứu học tập và tài liệu tham khảo, rất sẵn có trên
mạng Internet như: MS Office; PDF; PRC, ePub…
đem lại một lượng tài liệu cực lớn cho người học.
v) Các dịch vụ chia sẻ tài liệu, thư viện mở, học
liệu mở: cung cấp các cuốn sách điện tử, tài liệu
điện tử (các định dạng ebook) cho những người
quan tâm. Cả người học và người dạy đều cần
những tài liệu này để nghiên cứu, nâng cao chuyên
các nhà giáo dục, giáo viên có thể cung cấp và gửi
đi các gói tin, gói thông điệp dạng tin nhắn theo
cách “phấn viết và nói chuyện”, hoặc sử dụng máy
chiếu vi tính để hiển thị thông điệp. Mô hình giảng
dạy chủ đạo này được áp dụng trong các quan
điểm học tập hành vi (Skinner, 1938) và nó là một
kỹ thuật giảng dạy kinh điển, phổ biến, đã được
sử dụng trong nhiều thập kỷ như là một chiến lược
giáo dục ở tất cả các tổ chức học tập.
Về cơ bản, với phương pháp ứng dụng thông
thường, giáo viên kiểm soát quá trình giảng dạy,
các nội dung được gửi đến toàn bộ lớp và các giáo
viên có xu hướng nhấn mạnh kiến thức lý thuyết
trong tài liệu. Nói cách khác, giáo viên cung cấp
nội dung bài giảng và các sinh viên nghe giảng.
Do đó, các chế độ học tập có xu hướng thụ động
và người học “chơi” một phần trong quá trình học
tập của mình (Orlich et al., 1998). Phương pháp
này đã được tìm thấy trong hầu hết các trường
đại học của nhiều giáo viên và sinh viên là cách
tiếp cận bài giảng thông thường trong lớp học có
hiệu quả nhưng còn nhiều hạn chế trong cả giảng
dạy và học tập. Trong một bài giảng, sinh viên
thường đóng vai trò hoàn toàn thụ động và sự tập
trung của họ mất dần sau 15-20 phút. Ở Việt Nam,
sinh viên đã được thừa hưởng phương pháp dạy
và học này 12 năm liên tục, nên rất khó thay đổi
phương pháp tiếp cận bài giảng trong giai đoạn
học cao đẳng, đại học.
Theo đó, những hạn chế thường gặp khi áp dụng
trong phương pháp giảng dạy truyền thống gồm:
Giảng dạy trong lớp học bằng cách sử dụng phấn
viết bảng và nói chuyện là kiểu truyền tải thông tin
một chiều; Giáo viên thường xuyên phải liên tục nói
chuyện (được gọi là giảng bài) trong nhiều giờ đồng
hồ mà không biết được ý kiến phản ứng và phản hồi
của sinh viên. Thậm chí, giáo viên đưa ra nhiều câu
hỏi nhưng không nhận được câu trả lời; Các tài liệu
trình bày trên lớp là chỉ dựa trên các ghi chú giảng
và sách giáo khoa. Thậm chí rất nhiều học phần dựa
vào các sách giáo khoa, giáo trình đã cũ, thiếu cập
nhật so với thế giới, nhất là khi công nghệ và thương
mại điện tử thay đổi hàng giờ liên tục; Giảng dạy
và học tập theo phương pháp truyền thống không
đi vào phân tích khía cạnh thực tế mang tính cập
nhật; Không có đủ sự tương tác với các sinh viên
trong lớp học; Nhấn mạnh nhiều vào những gì đã
được đưa ra trên lý thuyết mà giáo viên đọc được
mà không có kiểm chứng, kiểm nghiệm trong cuộc
sống và thực tế; Phương pháp học tập mang tính ghi
chép, ghi nhớ nhưng không hiểu biết bản chất và
khó có thể làm theo, làm đúng, làm được.
Việc sử dụng các phương pháp sáng tạo trong
các cơ sở giáo dục đại học không chỉ để cải
thiện giáo dục mà còn trao quyền cho người
học, tăng cường quản trị và khích các nỗ lực
để đạt được các mục tiêu phát triển nhân lực
ngành và cho đất nước.
1...,99,100,101,102,103,104,105,106,107,108 110,111,112,113,114,115,116,117,118
Powered by FlippingBook