TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 4

8
đơn vị; Cung cấp thông tin bổ sung để người đọc có
thể nắm bắt được tình hình hoạt động, các chính sách
quản lý, những vấn đề phát sinh trong đơn vị, từ đó có
cái nhìn tổng thể về hoạt động của đơn vị mình. Tuy
nhiên, để đáp ứng mục tiêu của Tổng KTNN, hệ thống
BCTC tại các đơn vị HCSN vẫn còn những hạn chế và
cần phải bổ sung và hoàn thiện. Cụ thể:
- Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số B01-H): Phản
ánh tổng quát số hiện có đầu kỳ, tăng, giảm trong kỳ
và số cuối kỳ về tình hình kinh phí và sử dụng kinh
phí, tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản, kết
quả hoạt động sự nghiệp của đơn vị HCSN trong kỳ
báo cáo. Báo cáo này mới chỉ liệt kê số liệu trên các tài
khoản phát sinh tại đơn vị; dùng để kiểm tra tính cân
đối của các tài khoản trong quá trình ghi sổ kép. Cách
thức phân loại hệ thống tài khoản HCSN hiện nay còn
khiến người đọc khó xác định được khoản mục nào
là tài sản và khoản mục nào là nguồn hình thành tài
sản. Hơn nữa, qua Bảng cân đối tài khoản, người đọc
cũng không thể phân loại được các khoản mục ngắn
hạn và dài hạn để đưa ra những nhận định thích hợp
về tình hình tài chính của đơn vị. Vì vậy, chưa phân
tích được tình hình tài chính của đơn vị theo đúng
yêu cầu thông tin đầu vào của Tổng KTNN.
- Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh
phí đã sử dụng (Mẫu số B02-H): Báo cáo này chủ yếu
phản ánh tình hình tiếp nhận và sử dụng các nguồn
kinh phí từ NSNN nhằm cung cấp thông tin cho các
cơ quan cấp trên, cơ quan quản lý nhà nước phục vụ
công tác quyết toán NSNN. Về góc độ tài chính, mới
chỉ phản ánh một phần kết quả hoạt động của đơn
vị, chưa phản ảnh đầy đủ toàn bộ các hoạt động thu,
chi và kết quả hoạt động của đơn vị. Cơ sở ghi nhận,
hạch toán kế toán để lập báo cáo này chưa thực hiện
theo cơ sở dồn tích, do đó, chưa đáp ứng thông tin
đầu vào của Tổng KTNN.
- Báo cáo thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động
sản xuất kinh doanh (Mẫu B03-H): Phản ánh tổng quát
phản ánh tình hình thu, chi hoạt động sự nghiệp và
hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Tuy cơ sở
kế toán, lập báo cáo này đã tuân thủ theo cơ sở dồn tích
nhưng phản ánh chưa đầy đủ toàn bộ thu, chi của đơn
vị và kết quả hoạt động của đơn vị, vì vậy, cũng chưa
đáp ứng được thông tin đầu vào cho Tổng KTNN.
- Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B06-H): Giải
thích và bổ sung thông tin về tình hình thực hiện các
nhiệm vụ cơ bản của đơn vị, tình hình chấp hành kỷ
luật tài chính về thu, chi NSNN. Báo cáo này mới chỉ
chi tiết số liệu của một số chỉ tiêu trên Bảng cân đối tài
khoản, chưa có sự phân tích đánh giá tình hình tăng,
giảm tài sản, kết quả hoạt động, hiệu quả sử dụng
nguồn lực tại đơn vị…
hành chính, sự nghiệp là một yêu cầu quan trọng đáp
ứng mục tiêu Tổng KTNN ở Việt Nam.
Kế toán hành chính sự nghiệp:
Một số tồn tại, hạn chế
Kế toán hành chính sự nghiệp (HCSN) là một bộ
phận cấu thành của hệ thống KTNN, với chức năng
tổ chức hệ thống thông tin kế toán toàn diện, liên
tục, có hệ thống để phản ánh tình hình tiếp nhận và
sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN), quỹ, tài sản
công ở các đơn vị, tổ chức có sử dụng và không sử
dụng NSNN. Kế toán HCSN không những có vai trò
quan trọng trong quản lý ngân sách hoạt động của
từng đơn vị mà còn rất cần thiết và quan trọng trong
quản lý ngân sách quốc gia. Cùng với kế toán NSNN
tại KBNN, kế toán HCSN đã đóng một vai trò quan
trọng trong việc kịp thời cung cấp các thông tin về
NSNN cho các cấp chính quyền, các cơ quan quản
lý từ Trung ương đến địa phương phục vụ cho việc
quản lý, điều hành hiệu quả NSNN các cấp.
Hiện nay, việc lập và trình bày BCTC của các đơn
vị hành chính, sự nghiệp được thực hiện theo quy
định của Chế độ kế toán HCSN theo Quyết định
19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ Tài chính
về việc ban hành chế độ kế toán HCSN và Thông tư
185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính
hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán HCSN.
Theo quy định, BCTC của các đơn vị hành chính, sự
nghiệp hiện đang chia thành hai nhóm, gồm:
BCTC các đơn vị kế toán cấp cơ sở:
Bảng cân đối
tài khoản; Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và
quyết toán kinh phí đã sử dụng; Báo cáo thu, chi hoạt
động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh;
Báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản cố định; Báo cáo
số kinh phí chưa sử dụng đã quyết toán năm trước
chuyển sang và thuyết minh BCTC.
BCTC các đơn vị cấp trên:
Báo cáo tổng hợp tình
hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng; Báo
cáo tổng hợp thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt
động sản xuất, kinh doanh; Báo cáo tổng hợp quyết
toán ngân sách và nguồn khác của đơn vị.
Về cơ bản, hệ thống BCTC của các đơn vị HCSN
hiện nay đã trình bày một cách tổng quát, toàn diện
về tình hình tiếp nhận, sử dụng kinh phí NSNN tại
các đơn vị KTNN; đáp ứng được yêu cầu quản lý
nhà nước, phù hợp với Luật NSNN và các chính sách
quản lý tài chính đối với các đơn vị HCSN và là một
bộ phận cấu thành để tổng hợp phục vụ điều hành
ngân sách của Quốc hội.
Bên cạnh đó, hệ thống BCTC các đơn vị HCSN đã
cung cấp được những thông tin cơ bản về tình hình tài
sản, tình hình thu, chi và kết quả của các hoạt động tại
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...90
Powered by FlippingBook