TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 10

14
NHỮNG ĐIỂMMỚI CỦA DỰ THẢO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
và khắc phục sự cố môi trường. Chẳng hạn như, số
thu từ phí BVMT đối với khai thác khoáng sản lần
lượt các năm từ 2012 đến 2016 là: 2.138 tỷ đồng; 2.228
tỷ đồng; 2.558 tỷ đồng; 2.518 tỷ đồng; 2.600 tỷ đồng.
Cơ chế đặt cọc – hoàn trả
Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 có hiệu lực
thi hành từ 1/7/2011 đã quy định “Tổ chức, cá nhân
hoạt động khoáng sản phải thực hiện các giải pháp
và chịu mọi chi phí bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi
trường” và “Trước khi tiến hành khai thác khoáng
sản, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải ký
quỹ cải tạo, phục hồi môi trường”. Khi đóng cửa
mỏ, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được
nhận lại tiền ký quỹ phải thực hiện đúng đề án cải
tạo, phục hồi môi trường. Trường hợp tổ chức, cá
nhân khai thác khoáng sản không thực hiện đúng
đề án cải tạo, phục hồi môi trường thì không được
nhận lại khoản tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi
trường. Như vậy, khi thực hiện cơ chế này, sẽ đảm
bảo nguồn tài chính để cải tạo, phục hồi môi trường
đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
Như vậy, xét một cách tổng quát, chính sách tài
chính vĩ mô đã cụ thể hóa thành công quan điểm
của Đảng và chính sách của Nhà nước về BVMT
trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, qua
đó, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, phát triển
kinh tế đi đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống của
nhân dân.
Một số hạn chế, bất cập
Bên cạnh những thành công cơ bản nêu trên,
chính sách tài chính với mục tiêu BVMT còn tồn tại
một số hạn chế, bất cập sau:
Một là,
tính hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụ
chi ngân sách cho BVMT ở một số địa phương chưa
đáp ứng yêu cầu BVMT. Nguyên nhân chủ yếu của
tình hình này là công tác kiểm tra, kiểm soát chưa
chặt chẽ và kịp thời; phân cấp chi cho cấp cơ sở chưa
phù hợp thực tế. Điều này lý giải tại sao ở một số địa
phương có nhiều mỏ khoáng sản đang được khai
thác, môi trường sinh thái và môi trường sống của
dân cư bị ảnh hưởng khá nặng nề mà không được
khắc phục kịp thời.
Hai là,
đối tượng chịu thuế BVMT chưa bao quát
hết các hàng hóa mà quá trình sản xuất và tiêu dùng
gây ô nhiễm môi trường.
Ba là,
mức thuế TTĐB và thuế BVMT đối với một
số hàng hóa chưa thực sự hợp lý, chưa đủ lực để
thúc đẩy sản xuất xanh và tiêu dùng xanh; chưa
cân đối hài hòa giữa yêu cầu tăng trưởng nhanh
với tăng trưởng xanh trong chính sách thuế. Cụ thể
là, mặc dù túi ni lông đã được đưa vào diện đánh
tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh góp phần tích cực BVMT. Ngoài ra, lĩnh vực
ưu đãi còn được mở rộng thêm đối với hoạt động
sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng
lượng từ việc tiêu hủy chất thải.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
chủ yếu tác động đến mục tiêu BVMT thông qua các
ưu đãi thuế. Theo đó, Luật Thuế TNDN năm 2003
quy định áp dụng thuế suất ưu đãi 15% trong thời
hạn 12 năm đối với DN mới thành lập từ dự án đầu
tư vào lĩnh vực các xử lý ô nhiễm và BVMT; sản xuất
thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc
và phân tích môi trường; thu gom, xử lý nước thải,
khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải
(thuế suất phổ thông của giai đoạn này là 28%). Theo
Luật Thuế TNDN năm 2008 (hiện vẫn đang áp dụng
sau 2 lần sửa đổi, bổ sung các năm 2012 và 2014),
thuế suất thuế TNDN 10% áp dụng đối với DN đáp
ứng đủ tiêu chí xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường
(thuế suất phổ thông trong giai đoạn này là 25%, sau
đó giảm xuống 22% và hiện nay là 20%).
Thuế tài nguyên
Luật Thuế tài nguyên được ban hành năm 2009
và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2010 thay thế
cho Pháp lệnh thuế tài nguyên năm 1998. Khung
thuế suất thuế tài nguyên do Quốc hội quy định.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thuế suất
cụ thể trên cơ sở tuân thủ 3 nguyên tắc, trong đó có
nguyên tắc “Góp phần quản lý nhà nước đối với
tài nguyên; bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết
kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên”. Khi Ủy ban
Thường vụ Quốc hội quyết định thuế suất dựa trên
nguyên tắc này sẽ góp phần tránh khai thác cạn kiệt
tài nguyên, qua đó BVMT sinh thái.
Phí và lệ phí
Bên cạnh các công cụ hành chính nhằm đảm
bảo các hoạt động khai thác tài nguyên, sản xuất
công nghiệp… không được gây ô nhiễm môi trường
quá tiêu chuẩn cho phép, các hoạt động khai thác
tài nguyên và sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm
môi trường mà những chất gây ô nhiễm trong mức
cho phép và có thể đo lường được thì phải nộp phí
BVMT, đó là các khoản: Phí BVMT đối với khai thác
khoáng sản, phí BVMT đối với khí thải, phí BVMT
đối với nước thải. Ngoài ra, còn có các khoản phí lệ
phí liên quan khác như: Phí thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường, phí thẩm định phương án
phục hồi, cải tạo môi trường…
Số thu các khoản phí trong lĩnh vực khai thác
khoáng sản và BVMT trong những năm qua đã tạo
nguồn thu cần thiết để trực tiếp phục hồi môi trường
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...90
Powered by FlippingBook