TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 8

12
NHỮNG ĐIỂMMỚI CỦA DỰ THẢO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Thực trạng và kết quả thực thi
chính sách tài chính bảo vệ môi trường
Chính sách tài chính vừa có tác động trực tiếp
đến hành vi của các chủ thể với môi trường, vừa tạo
tiền đề vật chất cho hoạt động BVMT. Chính sách tài
chính BVMT gồm 2 thành phần chính là chính sách
chi ngân sách và chính sách thu ngân sách. Cụ thể:
Chính sách chi ngân sách với mục tiêu bảo vệmôi trường
Nhận thức được tầm quan trọng của BVMT
trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước,
Đảng và Nhà nước ta đã xác định dành tối thiểu 1%
tổng chi ngân sách nhà nước (NSNN) để chi cho
sự nghiệp BVMT. Đặc biệt, tỷ lệ chi cho sự nghiệp
BVMT được xác định tăng dần cùng với tăng tưởng
kinh tế. Luật BVMT số 55/2014/QH13 quy định: “Đa
dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho BVMT; bố trí
khoản chi riêng cho BVMT trong ngân sách với tỷ
lệ tăng dần theo tăng trưởng chung; các nguồn kinh
phí BVMT được quản lý thống nhất và ưu tiên sử
dụng cho các lĩnh vực trọng điểm trong BVMT”.
Thực hiện chủ trương này, trong kế hoạch ngân
sách hàng năm đều được xây dựng và bố trí kinh
phí chi cho BVMT. Các khoản chi cho BVMT đều
được lập dự toán và thực hiện quyết toán chi theo
đúng Luật NSNN.
Số liệu thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, chi
ngân sách cho BVMT trong giai đoạn 2012 – 2016
là 131.857 tỷ đồng, trong đó, chi thường xuyên cho
BVMT thuộc của cả ngân sách trung ương và địa
phương khoảng 89.131 tỷ đồng; chi cho ngành Tài
nguyên và môi trường thực hiện các nhiệm vụ chi
BVMT là 24.246 tỷ đồng; chi dự phòng ngân sách
Trung ương để phòng chống, khắc phục thiên tai
18.480 tỷ đồng (Lê Hữu Việt, 2017). Với số chi thực
tế như trên, tỷ lệ chi ngân sách cho BVMT đã đạt
khoảng 2% tổng chi NSNN.
Các khoản chi ngân sách cho BVMT bao gồm
cả chi trực tiếp và gián tiếp. Do chi gián tiếp cho
BVMT được lồng ghép trong các nội dung chi khác
của NSNN nên không thể thống kê đầy đủ (Chẳng
hạn như việc chi NSNN cho phòng và chữa các bệnh
gây ra bởi khói thuốc lá là một phần của chi cho y
tế). Tuy nhiên, với số liệu về chi ngân sách trực tiếp
cho BVMT cho thấy, trong nhiều năm qua, chính
sách tài chính BVMT đã cụ thể hóa tốt chủ trương
của Đảng và Nhà nước về BVMT.
Chính sách thu ngân sách với mục tiêu bảo vệmôi trường
Chính sách thu ngân sách với mục tiêu BVMT
được xây dựng và hoàn thiện theo phương châm
“Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo
vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với
biến đổi khí hậu”. Chiến lược này cũng xác định
nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2011 – 2020 là
“Nâng cao ý thức BVMT, gắn nhiệm vụ, mục tiêu
BVMT với phát triển kinh tế - xã hội”….
Nhằm cụ thể hóa chủ trương BVMT trong Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020,
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban
hành Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 6/6/2013 về chủ
động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường
quản lý tài nguyên và BVMT. Nghị quyết cũng đề
ra các giải pháp toàn diện để BVMT. Về giải pháp tài
chính, Nghị quyết xác định “Quán triệt và vận dụng
có hiệu quả nguyên tắc: Người gây ô nhiễm phải chi
trả chi phí để xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo và
phục hồi môi trường; người được hưởng lợi từ tài
nguyên, môi trường phải có nghĩa vụ đóng góp để
đầu tư trở lại cho quản lý tài nguyên và BVMT. Thực
hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ doanh
nghiệp và người dân tham gia hoạt động ứng phó
với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và BVMT”.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XII của Đảng cũng đã xác định mục tiêu tổng quát
5 năm (2016 – 2020) là phát triển kinh tế nhanh,
bền vững. Xác định một trong những nhiệm vụ
trọng tâm là: Khuyến khích sử dụng năng lượng
tái tạo và các nguyên liệu, vật liệu mới, thân thiện
với môi trường.
Chủ trương BVMT của Đảng nêu trên đã được cụ
thể hóa thành pháp luật. Theo đó, ngày 29/11/2005,
Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật BVMT làm cơ
sở pháp lý quản lý một cách toàn diện và đầy đủ
các hoạt động BVMT. Trước những thay đổi của các
điều kiện thực tiễn và những nhận thức mới về môi
trường và BVMT, ngày 23/6/2014, Quốc hội khóa
XIII đã thông qua Luật BVMT số 55/2014/QH13 có
hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015 thay thế Luật
BVMT năm 2005.
Ngoài các nghị quyết Đại hội Đảng, của Ban Chấp
hành Trung ương và Bộ Chính trị, Chính phủ cũng
cụ thể hóa các quan điểm và chủ trương này thành
các chính sách cụ thể thông qua các nghị quyết và
chỉ thị của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội.
Từ những phân tích trên cho thấy, BVMT để góp
phần đảm bảo phát triển kinh tế bền vững là chủ
trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta. Cùng
với sự phát triển kinh tế - xã hội và những thay đổi
của điều kiện cụ thể và nhận thức của Đảng, quan
điểm, chủ trương và các chính sách về BVMT ngày
càng toàn diện và phù hợp hơn với điều kiện lịch sử
của đất nước.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...90
Powered by FlippingBook