TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 7

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
11
Ngày nhận bài: 3/6/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 23/6/2017
Ngày duyệt đăng: 26/6/2017
Đảng toàn quốc lần thứ VII thông qua năm 1991 xác
định: Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và
công bằng xã hội, phát triển văn hóa, BVMT.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2001 – 2010 được thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục chủ trương nhất
quán về BVMT với quan điểm: Phát triển nhanh,
hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi
với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT.
Đặc biệt, ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị (Khóa VIII)
đã ban hành Nghị quyết 41-NQ/TW về BVMT trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Nghị quyết đã đánh giá tình hình BVMT,
các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ BVMT và các
giải pháp chính để BVMT. Trong đó, có một số quan
điểm đáng chú ý như: (i) BVMT là một trong những
vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm
sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân;
góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế -
xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc
đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta; (ii) BVMT
vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung
cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện
trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án
phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng
địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát
triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ BVMT; (iii) Đầu tư
cho BVMT là đầu tư cho phát triển bền vững.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2011 – 2020 được thông qua tại Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định quan điểm
phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam là: “Phát
triển nhanh gắn với phát triển bền vững, phát triển
bền vững là yêu cầu xuyên suốt của Chiến lược” và
Quan điểm, chủ trương của Đảng
và chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường (BVMT) đã được Đảng và Nhà
nước ta rất quan tâm và là quan điểm xuyên suốt
trong quá trình lãnh đạo đất nước. Trong bối cảnh
phải coi trọng phát triển kinh tế để thực sự thoát khỏi
khủng hoảng kinh tế đầu những năm 1990, Đảng ta
vẫn rất quan tâm đến vấn đề BVMT. Chiến lược ổn
định và phát triển kinh tế đến năm 2000 do Đại hội
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCHTÀI CHÍNH
TRONGTHỰC HIỆNMỤC TIÊUBẢOVỆMÔI TRƯỜNG
PGS.,TS. LÊ XUÂN TRƯỜNG
- Học viện Tài chính
Chính sách tài chính là một trong những công cụ quan trọng nhất để thực hiện chủ trương của
Đảng về bảo vệ môi trường nhằm phát triển kinh tế bền vững. Bài viết đi sâu phân tích chính sách
tài chính, bao gồm chính sách thu, chi ngân sách nhằm hiện thực hóa quan điểm của Đảng về bảo
vệ môi trường, qua đó, chỉ ra những tồn tại, hạn chế của chính sách tài chính trong việc thực hiện
mục tiêu bảo vệ môi trường và đề xuất giải pháp phát huy vai trò của chính sách tài chính trong
thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường như: Tăng cường giám sát chi ngân sách cho bảo vệ môi
trường, mở rộng cơ sở thuế bảo vệ môi trường…
Từ khóa: Chi ngân sách, chính sách tài chính, môi trường, thu ngân sách
Financial policy is one of the most important
tools to implement the Vietnam Communist
Party’s viewpoint that environmental protection
is for sustainable economic development. This
paper analyzes the Vietnam’s fiscal policy aimed
at environmental protection, including budget
spending policy and revenuemobilization policy.
This paper also points out some weaknesses
of the fiscal policy in terms of environmental
protection and suggests some solutions to bring
into full play of the fiscal policy to environmental
protection including strengthening the
supervision to ensure the effectiveness of
budget spending for environmental protection,
widening the scope of environmental tax etc.
Key words: budget expenditure, financial policy,
environment, budget revenue
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...90
Powered by FlippingBook