TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 77

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
81
nhà thầu cho các gói thầu đã được bố trí vốn. Thế
nhưng, nhiều dự án đầu tư hiện nay vẫn được cấp
thẩm quyền cho phép triển khai thực hiện khi chưa
cân đối được nguồn vốn. Những quy định đó vẫn
chưa có chế tài để kiểm soát, dẫn đến nhiều công
trình, dự án kéo dài 5-10 năm không có vốn để
thanh toán, mặc dù đã thi công xong, dẫn đến gây
thiệt hại cho nhà thầu…
Luật Xây dựng đã được ban hành từ năm 2014
và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2015, song các văn
bản hướng dẫn dưới Luật lại chậm ban hành, thiếu
đồng bộ, dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong việc
áp dụng.
Hướng giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản hiệu quả
Nhiều năm qua, cùng với cơ chế điều hành
của Chính phủ, các ngành, các cấp, địa phương
và các chủ đầu đã có nhiều nỗ lực trong lãnh đạo,
chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước về đầu tư
XDCB, từng bước khắc phục tình trạng nợ đọng
XDCB, tuy nhiên, việc quản lý, xử lý nợ đọng
XDCB đến nay vẫn còn những tồn tại, hạn chế
như: Tiến độ xử lý nợ đọng XDCB chậm, nhất là
ở cấp huyện, cấp xã; phê duyệt dự án đầu tư vượt
quá khả năng cân đối vốn, dẫn đến phân bổ vốn
dàn trải; thi công vượt kế hoạch vốn được giao,
gây phát sinh nợ đọng XDCB mới.
Để có thể giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng
XDCB, đòi hỏi nhiều biện pháp quyết liệt hơn từ phía
các ngành, các cấp trung ương và địa phương, trước
mắt cần tập trung vào một số giải pháp sau:
Thứ nhất,
xác định việc xử lý nợ đọng XDCB là
một trong những nội dung quan trọng cần thiết phải
chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt, nhằm lập lại kỷ
cương trong đầu tư XDCB. Bên cạnh đó, tăng cường
công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành
pháp luật về đầu tư XDCB trong từng ngành, địa
phương, đơn vị.
Thứ hai,
chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của
các cơ quan lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu
tư thuộc thẩm quyền. Đối với các dự án khởi công
mới, các cấp có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm
soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư
theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã được
phê duyệt; chỉ được phê duyệt quyết định đầu tư khi
đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở
từng cấp ngân sách. Đối với các dự án đã được Bộ Kế
hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn vốn, chỉ được phê
duyệt quyết định đầu tư phần vốn ngân sách Trung
ương theo đúng mức vốn đã được thẩm định.
Thứ ba,
nếu dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức
đầu tư từ các nguyên nhân do biến động giá nguyên,
nhiên, vật liệu; chính sách tiền lương và chi phí giải
phóng mặt bằng; trên cơ sở sắp xếp thứ tự ưu tiên
thực hiện các dự án, người có thẩm quyền quyết
định đầu tư xem xét quyết định dừng những dự án
không đảm bảo hiệu quả đầu tư để tập trung vốn
cho các dự án cấp bách và hiệu quả cao hơn. Trong
phạm vi cân đối ngân sách của của cấp mình, người
có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết
định điều chỉnh dự án.
Thứ tư,
các dự án đã được quyết định đầu tư phải
thực hiện theo mức vốn kế hoạch đã giao; Không
yêu cầu DN ứng vốn thực hiện dự án khi chưa được
bố trí vốn, dẫn đến hậu quả phát sinh nợ đọng
XDCB; Chỉ được tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với
các gói thầu đã được bố trí vốn. Đối với các gói thầu
đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng, tổ chức
nghiệm thu và thanh quyết toán theo đúng hợp
đồng đã ký theo quy định tại Điều 58 và Điều 59
của Luật Đấu thầu, tránh tình trạng nợ đọng, chiếm
dụng vốn của nhà thầu.
Thứ năm,
không sử dụng vốn vay ngân sách địa
phương để bố trí cho các dự án khởi công mới, khi
chưa xác định hoặc thẩm định được nguồn vốn để
hoàn trả.
Thứ sáu,
các ngành, địa phương và chủ đầu tư
phải xác định rõ trách nhiệm của đơn vị mình, gắn
với tập thể, cá nhân trong việc để phát sinh nợ
đọng XDCB; cân đối, bố trí ngân sách các cấp, các
nguồn hợp pháp để xử lý nợ đọng XDCB và thu
hồi vốn đã ứng theo quy định; đề ra các giải pháp,
phương án và lộ trình thanh toán nợ đọng XDCB,
đảm bảo nguyên tắc ưu tiên bố trí vốn thanh toán
nợ đọng XDCB trước khi bố trí vốn cho các dự án
khởi công mới.
Tài liệu tham khảo:
1. Luật Đầu tư công 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
2. Nghị định 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Đầu tư công;
3. Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 30/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường
các biện pháp xử lý nợ đọng XDCB nguồn vốn đầu tư công.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tính đến
hết kế hoạch năm 2016, tổng số nợ đọng
xây dựng cơ bản vốn ngân sách trung ương
là 9.557,6 tỷ đồng. Nợ đọng xây dựng cơ bản
không chỉ diễn ra ở các dự án gói thầu sử dụng
vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính
phủ mà còn hiện diện ở tất cả các dự án thuộc
các nguồn vốn, ở các loại gói thầu như tư vấn,
xây lắp, mua sắm hàng hóa, vật tư...
1...,67,68,69,70,71,72,73,74,75,76 78,79,80,81,82,83,84,85,86,87,...90
Powered by FlippingBook