TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 20

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
19
Cùng với đó, một số quy định về hỗ trợ DNNVV
lần đầu tiên được quy định tại Luật DNNVV và
Nghị định số 39/2018/NĐ-CP gồm:
- Ngoài việc tách bạch quy định hỗ trợ thông tin
và hỗ tư vấn so với Nghị định số 56/2009/NĐ-CP,
Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định cụ thể hơn
đối với hoạt động hỗ trơ tư vấn cho DNNVV. Trong
khi, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP gần như không
có quy định cụ thể nào đối với hoạt động tư vấn
cho DNNVV thì Nghị định số 39/2018/NĐ-CP đã
có những quy định cụ thể đối với hoạt động này.
Cụ thể: Lần đầu tiên quy định về mạng lưới tư vấn
viên và cách thức tiếp cận mạng lưới tư vấn viên đối
với các DNNVV có nhu cầu và đáp ứng điều kiện
để được cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư vấn; Quy định
cụ thể, rõ ràng đối với quy trình, hồ sơ, điều kiện và
mức hỗ trợ đối với các DNNVV được chấp nhận hỗ
trợ dịch vụ tư vấn; Quy định cụ thể về điều kiện,
cách thức để trở thành tư vấn viên trong mạng lưới
tư vấn hỗ trợ DNNVV.
- Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực: Trong khi
Nghị định số 56/2009/NĐ-CP chỉ quy định chung đối
với hỗ trợ nguồn nhân lực thì Nghị định số 39/2018/
NĐ-CP đã cụ thể hóa các hoạt động hỗ trợ phát triển
nguồn nhân lực với các hoạt động hỗ trợ về đào tạo
khởi sự kinh doanh và quản trị kinh doanh (cho đối
tượng là chủ sở hữu và người quản lý DN), hỗ trợ
đào tạo nghề (cho người lao động).
Trong khi việc triển khai hoạt động trợ giúp phát
triển nguồn nhân lực theo Nghị định số 56/2009/
NĐ-CP thường mang tính dàn trải và kém hiệu quả,
thì việc cụ thể hóa các quy định liên quan đến hỗ trợ
phát triển nguồn nhân lực tại Nghị định số 39/2018/
NĐ-CP là cơ sở quan trọng tạo điều kiện để các cơ
quan, tổ chức cung cấp các dịch vụ hỗ trơ phát triển
nguồn nhân lực cũng như nâng cao hiệu quả của
hoạt động này.
- Hỗ trợ DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh:
Đây là hình thức hỗ trợ lần đầu tiên được quy định
cụ thể tại Việt Nam và ngoài việc khuyến khích quá
trình “chính thức hóa”. Quy định này mang đến
giải pháp hữu hiệu cho việc thực thi có hiệu quả
quy định tại Luật DN là “Hộ kinh doanh sử dụng
thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải đăng ký
thành lập DN”.
Theo quy định tại Nghị định số 39/NĐ-CP,
DNNVV được chuyển đổi từ các hộ kinh doanh sẽ
nhận được nhiều hình thức hỗ trợ gồm: (i) Hỗ trợ về
tư vấn, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thành lập DN; (ii)
Hỗ trợ đăng ký DN, công bố thông tin DN; (iii) Hỗ
trợ thẩm định, cấp phép kinh doanh lần đầu; (iv) Hỗ
trợ lệ phí môn bài; (v) Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn thủ
tục hành chính thuế và chế độ kế toán.
Các chính sách này sẽ giúp các DNNVV chuyển
đổi từ hộ kinh doanh có được những điều kiện
thuận lợi hơn như: Rút ngắn thời gian làm quen
cũng như không phát sinh chi phí đáng kể khi
chuyển đổi sang hoạt động dưới hình thức tổ chức
kinh doanh mới.
- Hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo: Đây cũng
là hình thức hỗ trợ lần đầu tiên được quy định đối
với khu vực DNNVV. Nghị định số 39/2018/NĐ-CP
đã quy định cụ thể hơn về các phương thức hỗ trợ
đối với DNNVV khởi nghiệp sáng tạo linh hoạt với
nhiều lựa chọn khác nhau:
Một là,
các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo có khả
năng tiếp cận với khu làm việc chung; Tiếp cận các
tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức cung
cấp dịch vụ, cơ sơ kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, cơ sở
thúc đẩy kinh doanh; Tiếp cận các quỹ đầu tư khởi
nghiệp sáng tạo khi đáp ứng được các tiêu chí đề ra.
Hai là,
các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo có
thể được nhận giải thưởng cấp quốc gia, quốc tế;
Được cấp Giấy chứng nhận, văn bằng bảo hộ đối
với sáng kiến, sáng chế; Được cấp giấy chứng nhận
DN khoa học công nghệ, Giấy chứng nhận DN công
nghệ cao... Ngoài ra, để tăng tính khả thi, nâng cao
hiệu quả đối với hoạt động hỗ trợ cho DNNVV khởi
nghiệp sáng tạo, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP còn
quy định tạo điều kiện để DNNVV khởi nghiệp
sáng tạo có cơ được một Hội đồng có tính chuyên
nghiệp cao trực tiếp lựa chọn để hỗ trợ. Đây sẽ là
điều kiện để những DN khởi nghiệp sáng tạo có
tiềm năng có được cơ hội để phát triển nhanh.
Để việc hỗ trợ đối với DNNVV khởi nghiệp sáng
tạo mang tính khả thi và đạt hiệu quả cao, Nghị định
số 39/2018/NĐ-CP đã quy định cụ thể các nội dung hỗ
trợ cụ thể đối với hình thức hỗ trợ này. Các nội dung
hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo gồm hỗ trợ tư
vấn về sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản
trí tuệ; hỗ trợ các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật, đo lường chất lượng, thử nghiệm, hoàn thiện
sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới; hỗ trợ về
ứng dụng chuyển giao công nghệ; hỗ trợ về đào tạo,
thông tin, xúc tiến thương mại, thương mại hóa...
- Hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành,
chuỗi giá trị: Đây là hình thức hợp tác kinh doanh
mang lại hiệu quả cao trong điều kiện hội nhập kinh
tế khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng. Cơ chế
này sẽ tạo điều kiện cho các DNNVV có cơ hội nâng
cao năng lực cũng như mang lại lợi ích lớn hơn khi
được tham gia vào chuỗi giá trị cũng như trở thành
thành viên của cụm liên kết ngành.
Nhằm tăng tính khả thi và triển khai có hiệu quả
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 21,22,23,24,25,26,27,28,29,30,...129
Powered by FlippingBook