TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 55

54
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
- Trực tiếp khai thác thông tin từ hệ thống sổ sách
kế toán điện tử, truy lần các chứng từ, bằng chứng
giao dịch được tạo lập trực tuyến; Xác định được
đầu mối để truy cập vào thông tin của bên thứ ba và
các hình thức truy cập khác để kiểm tra, đối chiếu
dữ liệu với sự hỗ trợ của các ứng dụng phục vụ
kiểm tra, thanh tra qua máy tính.
Để công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động TMĐT
đạt hiệu quả, Việt Nam cũng cần thành lập nhóm
chuyên trách thanh tra TMĐT. Nhóm chuyên trách
này bên cạnh các nghiệp vụ về thanh tra, kiểm tra
phải có kiến thức về CNTT, hiểu rõ các loại hình kinh
doanh TMĐT và khả năng về ngoại ngữ. Mặt khác, do
Việt Nam đang trong giai đoạn đầu thực hiện quản lý
đối với hoạt động TMĐT nên công tác thanh tra, kiểm
tra cần được thực hiện theo lộ trình, kế hoạch cụ thể,
vừa triển khai thực hiện, vừa đúc rút kinh nghiệm để
chuẩn hoá về phương pháp thanh tra, kiểm tra, đặc
biệt là phương pháp thanh tra máy tính.
Thứ tư,
chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân
lực thực hiện công tác quản lý thuế đối với hoạt
động TMĐT.
Với sự phát triển của internet và CNTT như hiện
nay, TMĐT là xu hướng tất yếu làm phát sinh các
loại hình kinh doanh mới khiến cho cơ quan thuế
gặp khó khăn trong việc quản lý. Các nước đều nhận
thức được rằng, việc đào tạo, trang bị kiến thức về
TMĐT và nâng cao kỹ năng quản lý thuế đối với
hoạt động TMĐT là một hoạt động cần thiết để cán
bộ thuế có thể theo kịp sự phát triển của TMĐT.
Đối với Việt Nam, do cơ chế đào tạo, tuyển dụng
nên đa phần các công chức làm công tác quản lý thuế
đều thiếu những hiểu biết chuyên sâu về các ngành,
lĩnh vực kinh doanh, trong đó có lĩnh vực TMĐT. Mặt
khác, do tính chất chuyên môn hoá trong triển khai
công tác quản lý thuế, nên dẫn đến tình trạng các cán
bộ nghiệp vụ thiếu kiến thức về CNTT và ngược lại,
cán bộ về CNTT lại thiếu kiến thức về nghiệp vụ thuế.
Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT đòi hỏi cán bộ
thuế cần có cả nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức về
lĩnh vực TMĐT và kiến thức, kỹ năng về CNTT. Do
đó, để quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT đạt hiệu
quả và mang tính chuyên nghiệp cao, Việt Nam cần
thành lập một bộ phận chuyên trách về TMĐT (tương
tự như Tổ PROTECT của Cơ quan thuế Nhật Bản)
ở cả cấp Tổng cục và cấp cục thuế. Bộ phận này sẽ
được đào tạo một cách bài bản và có hệ thống ở cả 3
khía cạnh: Kỹ năng thanh tra máy tính; kiến thức về
TMĐT và kiến thức chuyên sâu về CNTT.
Thứ năm,
phối hợp với các cơ quan quản lý như
Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương,
Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước; phối hợp với
các công ty viễn thông, các công ty hoạt động trong
lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền dẫn, cung cấp
hạ tầng mạng… để trao đổi, thu thập thông tin của
các đơn vị có hoạt động TMĐT; Thông tin về việc
đăng ký website sàn giao dịch TMĐT, đăng ký tên
miền, thuê máy chủ, thuê đường truyền dẫn, thanh
toán qua ngân hàng. Hoạt động phối hợp trao đổi
thông tin nói trên có thể được triển khai dưới hình
thức Quy chế phối hợp hoặc quy định trong Luật
Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung để phục vụ tốt cho
việc quản lý hiệu quả đối với TMĐT. Cùng với đó,
tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp với các cơ
quan thuế nước ngoài kiểm soát chặt chẽ các giao
dịch TMĐT vì các giao dịch trong lĩnh vực TMĐT là
loại hình giao dịch qua biên giới để chống xói mòn
cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận ra nước ngoài.
Thứ sáu,
xây dựng các chương trình đào tạo
chuyên sâu nhằm trang bị cho công chức thuế các
kiến thức về TMĐT và CNTT, đào tạo về kỹ năng
khai thác dữ liệu điện tử để phục vụ thanh tra, làm
giảm thời gian thanh tra tại các cơ sở kinh doanh.
Thứ bảy,
học tập, trao đổi kinh nghiệm quản lý
thuế đối với hoạt động TMĐT với các nước trên thế
giới. Trong đó, tập trung nghiên cứu và học tập mô
hình quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT của Hàn
Quốc do đây là quốc gia rất có kinh nghiệm quản
lý thuế trong lĩnh vực TMĐT; Có nhiều điều kiện
tương đồng với Việt Nam và có quan hệ chặt chẽ với
cơ quan thuế Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính (2017), Dự thảo Tờ trình Đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế
(sửa đổi);
2. Tổng cục Thuế (2017), Công văn số 2623/TCT-CS ngày 16/06/2017 về việc
tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử;
3. Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (2018), Báo cáo Chỉ số Thương mại
điện tử Việt Nam năm 2018;
4. Cẩm Tú (2018), Quản lý thuế thương mại điện tử: Lỗ hổng chính sách còn rất
lớn,
-
chinh-sach-con-rat-lon-744307.vov;
5. ThS. Lê Thị Thùy Linh (2018), Quản lý thuế đối với thương mại điện tử tại
Việt Nam: Thực trạng và giải pháp,
-
-trao-doi/trao-doi-binh-luan/quan-ly-thue-doi-voi-thuong-mai-dien-tu-
tai-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap-138916.html
.
Năm 2017, Việt Nam có 53,86 triệu người truy
cập vào internet, 33% người tiêu dùng thực
hiện giao dịch chuyển khoản khi mua sắm trực
tuyến. Ngoài các nhà bán lẻ, các doanh nghiệp
sản xuất đang bắt đầu tham gia vào thị trường
thương mại điện tử.
1...,45,46,47,48,49,50,51,52,53,54 56,57,58,59,60,61,62,63,64,65,...129
Powered by FlippingBook