TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 57

56
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
về phân tích dữ liệu dựa trên các công nghệ về phân
tích dữ liệu lớn như phân tích dữ liệu rủi ro về thuế.
Đồng thời, ngành Thuế cũng có 90% máy chủ được
chạy trên nền tảng ảo hóa…
Tuy nhiên, bước vào Cách mạng công nghiệp lần
thứ 4 (CMCN 4.0) với nền tảng công nghệ hiện đại,
cốt lõi như: Trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối, dữ liệu
lớn, tư vấn tự động..., giống như nhiều quốc gia khác
trên thế giới, ngành Thuế nước ta sẽ phải đối mặt với
không ít thách thức. Cụ thể, việc áp dụng công nghệ,
đặc biệt là dữ liệu lớn trong quản lý nhà vẫn chưa
hiệu quả. Ngành Thuế đã có những hệ thống cơ sở
nhất định về đối tượng nộp thuế nhưng việc sử dụng
dữ liệu này để phân tích, dự báo, đánh giá tác động
còn chủ yếu ở hình thức bị động. Còn thiếu một hệ
thống cơ sở dữ liệu về tài chính DN và dân cư dẫn
đến khó có được những đánh giá tác động chính xác
trước khi ban hành chính sách.
Trong khi đó, nghiên cứu về tác động của CMCN
4.0 đến ngành Tài chính, bao gồm cả Thuế, TS. Lê Thị
Thùy Vân, Phạm Thanh Thủy (2018) cho rằng, vấn đề
đặt ra hiện nay là: Các chính sách, văn bản pháp quy
về thuế là đầu vào của các ứng dụng CNTT thay đổi
liên tục, trong khi việc nâng cấp các ứng dụng tương
đối mất thời gian; Việc nâng cấp bổ sung và triển
khai hạ tầng CNTT hiện nay của ngành Thuế chưa
đáp ứng yêu cầu, tốc độ triển khai, mở rộng của các
ứng dụng CNTT và cơ sở dữ liệu; Công nghệ phát
triển kéo theo ngành thương mại điện tử (TMĐT),
thương mại xuyên biên giới phát triển, do đó thách
thức đối với ngành Thuế hiện nay là cần tăng cường
hoạt động giám sát nhằm giảm tình trạng thất thu về
thuế, trốn thuế, tránh thuế…
Thực tế cũng cho thấy, ngành Thuế hiện đang
phải đối mặt với thách thức từ quản lý thuế đối với
các loại hình dịch vụ mới, các sản phẩm, dịch vụ dựa
trên nền tảng công nghệ số trong nền kinh tế chia
sẻ như: Uber, Grab, Airbnb… Bên cạnh đó, sự bùng
nổ của hoạt động TMĐT cũng kéo theo nhiều vấn
đề khác. Do chưa có một chính sách riêng cho lĩnh
vực TMĐT, nên các chính sách thuế đối với TMĐT
hay các DN hoạt động trong lĩnh vực TMĐT tại Việt
Nam chịu sự điều chỉnh của các luật thuế như: Luật
Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập DN, Luật Thuế
giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật
Thương mại, Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ
thông tin… Tuy nhiên, hiện nay, chính sách về thuế
đối với hoạt động này phát sinh một số vướng mắc:
Cơ chế thu thuế nhà thầu thông qua bên đại diện cho
nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam nộp thuế trước khi
thanh toán cho nước ngoài không còn phù hợp trong
môi trường TMĐT với sự mở rộng của các hình thức
kinh doanh đa bên và đa dạng các hình thức thanh
toán; Chưa có quy định về cơ chế thu thuế GTGT,
TNDN đối với cá nhân tiêu dùng các sản phẩm, dịch
vụ xuyên biên giới; Khó khăn trong quản lý thuế đối
các giao dịch xuyên biên giới…
Bên cạnh đó, nền kinh tế số cũng tạo ra những
thách thức đối với hệ thống thuế GTGT, thuế TNDN,
không chỉ đối với các mô hình kinh doanh giữa người
mua và người bán đều là DN (B2C), giữa người tiêu
dùng với nhau (C2C) trong nước, đặc biệt còn đối
với trường hợp những người tiêu dùng cá nhân mua
hàng hóa, dịch vụ và các tài sản vô hình từ những
nhà cung cấp ở nước ngoài. Nguy cơ thất thu cũng
như thách thức từ việc quản lý nghĩa vụ thuế do khối
lượng lớn các giao dịch có giá trị thấp tạo ra, có thể
không những gây ra gánh nặng lớn về hành chính
mà còn cả số thu cũng bị giảm... Thêm vào đó, trong
CMCN 4.0, với việc sử dụng Dữ liệu lớn được xử lý
tập trung, các văn phòng, máy chủ được đặt trải dài
khắp thế giới mà không nằm tại quốc gia thị trường,
tất cả hoạt động đó đều được vận hành một cách tự
động, thì việc xác định nguồn phát sinh cho mục đích
thuế cũng rất khó khăn và điều này cũng không phải
ngoại lệ đối với Việt Nam…
Một số khuyến nghị
Để tiếp cận với CMCN 4.0 và triển khai thực
hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng
lực tiếp cận CMCN 4.0 của Thủ tướng Chính phủ,
ngày 09/3/2018, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính
ký ban hành Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ về triển
khai ứng dụng của CMCN 4.0 trong lĩnh vực tài
chính - ngân sách. Ngày 30/3/2018, Bộ Tài chính đã
ban hành Quyết định số 446/QĐ-BTC về Kế hoạch
hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết
số 02-NQ/BCSĐ. Trong đó, Nghị quyết số 02-NQ/
BCSĐ đặt ra mục tiêu trước mắt về ứng dụng công
nghệ mới của cuộc CMCN 4.0 trong các lĩnh vực tài
chính, bao gồm cả lĩnh vực thuế (Bảng 1). Thời gian
tới, để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/
BCSĐ nói riêng và công tác quản lý thuế trong bối
cảnh CMCN 4.0 nói chung, ngành Thuế cần chú
trọng một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất,
tham mưu đề xuất cơ chế điều tra thuế
trong Luật Quản lý thuế phù hợp với thực tiễn của
kinh tế số và thông lệ quốc tế; Nghiên cứu cơ chế,
chính sách đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế đối với
các DN kinh doanh TMĐT hoạt động xuyên biên
giới. Nghiên cứu đề xuất quản lý thu thuế đối với
các giao dịch dịch vụ số, sản phẩm vô hình bằng biện
pháp khấu trừ tại nguồn thông qua các tổ chức tài
chính, ngân hàng phù hợp với khuyến nghị của Tổ
1...,47,48,49,50,51,52,53,54,55,56 58,59,60,61,62,63,64,65,66,67,...129
Powered by FlippingBook