TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 58

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
57
chức Hợp tác và Phát triển kinh tế. Nghiên cứu để đề
xuất quy định rõ hơn về cơ sở thường trú và cá nhân
cư trú đối với các trường hợp thực hiện giao dịch
TMĐT làm cơ sở xác định nghĩa vụ thuế phù hợp với
các thông lệ quốc tế…
Thứ hai,
tiếp tục đầu tư, cải thiện và ứng dụng công
nghệ cao trong quá trình quản lý nhà nước nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho DN, tăng cường cải cách hành
chính, tăng tính minh bạch trong công tác quản lý
giám sát của Ngành. Đồng thời, tiến đến 100% số hóa
các cơ sở dữ liệu, công khai và minh bạch thông tin
để đảm bảo đáp ứng kịp thời các phân tích, đánh giá
trong quá trình xây dựng chính sách cũng như thực
hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát, thanh tra kiểm tra
trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thuế.
Thứ ba,
xây dựng cơ sở dữ liệu riêng từ dữ liệu lớn
để quản lý các DN kinh doanh TMĐT bao gồm các
thông tin: Thông tin định danh (tên, địa chỉ DN, địa
chỉ website, ngành nghề kinh doanh, số giấy phép
đăng ký hoạt động sàn giao dịch TMĐT...); Thông
tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế; Thông tin
về tình hình tài chính; Thông tin về nợ ngân hàng...
Qua đó, triển khai cơ sở dữ liệu tập trung toàn ngành
Thuế, tiến tới phân tích, xử lý dữ liệu lớn phục vụ
công tác dự báo số thu, quản lý rủi ro về thuế, chống
chuyển giá, thanh tra, kiểm tra về thuế.
Thứ tư,
tăng cường phối hợp với cơ quan quản lý
nhà nước có liên quan và các tổ chức tín dụng, ngân
hàng thương mại; Các công ty viễn thông, các công
ty CNTT, truyền dẫn, cung cấp hạ tầng mạng… để
trao đổi, thu thập, nắm bắt thông tin của các đơn vị
có hoạt động kinh doanh TMĐT.
Thứ năm,
thực hiện đầy đủ chế độ trao đổi thông
tin với cơ quan thuế các quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký
kết hiệp định tránh đánh thuế trùng với Việt Nam, mà
ở các quốc gia, vùng lãnh thổ này các tổ chức, cá nhân
tiến hành hoạt động kinh doanh TMĐT tại Việt Nam,
để nắm bắt thông tin về doanh thu, thu nhập phát sinh
tại Việt Nam; Tạo cơ chế thỏa thuận phân bổ số thuế
phải nộp đối với một số giao dịch phức tạp, khó xác
định như các giao dịch B2C. Áp dụng quản lý rủi ro
trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, tổng hợp
các hành vi trốn/tránh thuế phổ biến của người nộp
thuế, phân loại người nộp thuế theo các nhóm điển
hình để có các biện pháp quản lý thuế phù hợp...
Thứ sáu,
đào tạo, xây dựng và phát triển đội
ngũ nhân sự chất lượng cao, có khả năng ứng dụng
CNTT, có phương thức làm việc tiên tiến có năng
lực đề xuất tham mưu, xây dựng chiến lược, định
hướng chính sách, chế độ, thực hiện quản lý về lĩnh
vực thuế trong tình hình mới. Tổ chức đào tạo lại cho
các công chức làm công tác quản lý thuế đối với hoạt
động TMĐT nhằm trang bị kiến thức về TMĐT, kiến
thức ngoại ngữ, CNTT và kỹ năng thanh tra, kiểm tra
bằng phương pháp máy tính. Một hệ thống thuế hiện
đại, hiệu lực và hiệu quả đòi hỏi năng lực, trình độ
của cán bộ thuế phải được nâng cao, nhất là trình độ
CNTT để bảo đảm sử dụng thành thạo các phương
pháp quản lý thuế điện tử.
Thứ bảy,
tăng cường hội nhập, học tập kinh nghiệm
quốc tế trong lĩnh vực thuế, nhanh chóng tiếp cận các
giải pháp công nghệ mới để ứng dụng trong ngành.
Triển khai giải pháp trí tuệ nhân tạo và chuỗi khối hỗ
trợ, trả lời tự động về thủ tục hành chính thuế, quy
trình nghiệp vụ cũng như hỗ trợ về ứng dụng, hệ
thống cho người nộp thuế và cán bộ thuế. Chú trọng
nghiên cứu, phát triển công cụ tìm kiếm internet phục
vụ quản lý thuế theo thông lệ quản lý của các nước
phát triển có sử dụng công nghệ tìm kiếm thông minh
trên các trang web có hoạt động TMĐT để xác định
hoạt động TMĐT chưa được kê khai thuế...
Tài liệu tham khảo:
1. Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính (2018), Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ ngày
09/3/2018 về triển khai ứng dụng của CMCN 4.0 trong lĩnh vực tài chính
- ngân sách;
2. Bộ Tài chính (2018), Quyết định số 446/QĐ-BTC ngày 30/3/2018 về Kế
hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ
của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính;
3. Tổng cục Thuế (2018), Quản lý thuế trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, tham
luận Hội thảo Tăng cường năng lực của ngành Tài chính trong tiếp cận
cuộc CMCN 4.0;
4. ThS. Nguyễn Tôn Trường, Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Thuế,
Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6/2017;
5. Thùy Linh (2018), Ngành Thuế đuổi kịp CMCN 4.0, Báo Hải quan điện tử;
6. TS. Lê Thị Thùy Vân, Phạm Thanh Thủy (2018), CMCN 4.0 và những vấn đề đặt
ra đối với ngành Tài chính, tham luận hội thảo Tăng cường năng lực của ngành
Tài chính trong tiếp cận cuộc CMCN 4.0.
BẢNG 1: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI
CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI LĨNH VỰC THUẾ
STT
Nội dung chủ yếu
1
Triển khai hệ thống hóa đơn điện tử có mã của cơ quan
thuế trên nền tảng công nghệ tiên tiến, hiện đại
2
Triển khai giải pháp trí tuệ nhân tạo và chuỗi khối hỗ
trợ, trả lời tự động về thủ tục hành chính thuế, quy trình
nghiệp vụ cũng như hỗ trợ về ứng dụng, hệ thống cho
người nộp thuế và cán bộ thuế
3
Triển khai cơ sở dữ liệu tập trung toàn ngành Thuế, tiến
tới phân tích, xử lý dữ liệu lớn phục vụ công tác dự báo
số thu, quản lý rủi ro về thuế, chống chuyển giá, thanh
tra, kiểm tra về thuế
4
Thu thập thông tin từ mạng xã hội và các nguồn tin
khác, từ đó áp dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn để
quản lý, chống gian lận và thất thu trong hoạt động kinh
doanh trực tuyến, bán hàng qua mạng
Nguồn: Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính
1...,48,49,50,51,52,53,54,55,56,57 59,60,61,62,63,64,65,66,67,68,...129
Powered by FlippingBook