TCTC ky 1 thang 9-2016 - page 83

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2016
85
lực cạnh tranh và phân cấp tài khóa.
Để đạt đượcmục tiêu nghiên cứu, bài viết sử dụng
phương pháp ước lượng 3SLS-GMM (Three Stage
Leaast Squares – Generalized Method of Moments
estimator) và GMM-HAC (Generalized Method of
Moments – Heteroskedastic and Autocorrelation
Consistent estimator) để tính toán và ước lượng.
Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước đây
Theo quan điểm của Oates (1972), phân cấp
tài khoá giúp cho địa phương có những thông tin
cụ thể về nhu cầu của người dân, từ đó có thể
điều chỉnh và đưa ra các chính sách riêng cho
từng địa phương. Còn với Salmon (1987); Breton
(1996), phân cấp tài khoá có thể thúc đẩy sự cạnh
tranh thu hút các nguồn lực tài chính giữa các địa
phương và giúp cho hoạt động cung cấp dịch vụ
công của địa phương hiệu quả hơn. Như vậy, khi
phân cấp tài khóa sẽ có được các chính sách hiệu
quả trong việc phát triển kinh tế của địa phương,
làm giảm chênh lệch thu nhập giữa các vùng trong
dài hạn (Oates, 1993).
Mối quan hệ giữa phân cấp tài khóa, chênh lệch
thu nhập trong khu vực và năng lực cạnh tranh,
phần lớn được xem xét riêng l 2 trong 3 biến trên
và cho thấy: Ở các nước phát triển phân cấp tài
khóa làm giảm chênh lệch thu nhập (Gil et al, 2014;
Lessmann, 2009) và gia tăng chênh lệch thu nhập ở
các quốc gia đang phát triển (Rodriguez - Pose and
Ezcurra, 2010; Lessmann, 2012); Nâng cao năng lực
cạnh tranh làm giảm chênh lệch thu nhập (Andreas
P. K, 2013). Tương tự nghiên cứu của Kanbur và
Zhang (2005) cũng xét thấy rằng, phân cấp chi tiêu
C
ải thiện năng lực cạnh tranh chính là yếu
tố quan trọng đưa một quốc gia đang phát
triển, phát triển thành công và toàn diện
hơn. Các dự án năng lực cạnh trạnh cấp tỉnh n
lực thúc đẩy tiếng nói của khu vực kinh tế tư nhân,
khuyến khích chính quyền các địa phương cải thiện
môi trường kinh doanh (Ted Osius, 2015).
Một yếu tố khác có thể giúp xác định sự thay
đổi trong năng lực cạnh tranh cấp vùng là mức độ
phân cấp tài khoá, tác động của phân cấp tài khoá
đến năng lực cạnh tranh của từng địa phương. M i
hệ thống chính trị có thể phân cấp tài khoá với các
lý do khác nhau (Ebel và Yilmaz, 2002). Đối với các
nước phát triển chủ yếu là phân cấp để cung cấp
dịch vụ công một cách hiệu quả hơn, trong khi các
nước có thu nhập thấp theo đuổi phân cấp như là
một cách để vượt qua bất ổn kinh tế vĩ mô, nâng cao
hiệu quả quản trị và giảm chênh lệch thu nhập.
Khảo sát thưc nghiêm ở Việt Nam cho thấy
những kết quả sau:
1) Phân cấp tài khóa nâng cao vị thế của các tỉnh,
vùng nghèo và khuyến khích các chính sách tăng
trưởng kinh tế, làm giảm sự bất bình đẳng trong
khu vực. Mức độ phân cấp tài khóa có thể làm tăng
chênh lệch thu nhập giữa các tỉnh. Mức độ phân
cấp tài khóa lại phụ thuộc vào sự bất bình đẳng thu
nhập và phân cấp tài khoá sẽ cải thiện năng lực cạnh
tranh của chính quyền địa phương.
2) Năng lực cạnh tranh tăng làm giảm chênh lệch
thu nhập bình quân trên đầu người của các tỉnh so
với thu nhập bình quân trên đầu người của cả nước
và tăng mức độ phân cấp tài khóa.
3) Chênh lệch thu nhập cũng tác động đến năng
BÀNVỀNĂNGLỰCCẠNHTRANH,CHÊNHLỆCHTHUNHẬP
VÀ PHÂN CẤP TÀI KHÓA
ThS. NGUYỄN THANH HÙNG
- Đại học Thủ Dầu Một
Cải thiện năng lực cạnh tranh chính là yếu tố quan trọng đưa một quốc gia đang phát triển, phát
triển thành công và toàn diện hơn. Bài viết triển khai nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực cạnh
tranh, chênh lệch thu nhập vùng và phân cấp tài khoá với dữ liệu 63 tỉnh/thành trong khoảng thời
gian 2005-2014. Kết quả cho thấy, việc gia tăng năng lực cạnh tranh sẽ giúp giảm chênh lệch thu
nhập vung và làm tăng phân cấp tài khoá. Thu nhâp binh quân đâu ngươi tăng cũng se cai thiên
năng lực cạnh tranh cua môi tinh, tăng chênh lệch thu nhập vung, lam giảm phân câp tai khoa.
Điêu nay cung tương tư cho tư do hoa thương mai.
Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, chênh lệch thu nhập, tự do hóa thương mại, thu nhập bình quân.
1...,73,74,75,76,77,78,79,80,81,82 84,85,86
Powered by FlippingBook