TCTC ky 1 thang 9-2016 - page 82

84
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
địa phương... Sứ mệnh và chiến lược phát triển của
m i trường ĐHĐP góp phần giúp trường định hình
nguồn thu, các khoản chi cho hoạt động của trường, là
kim chỉ nam cho hoạt động quản lý tài chính, quy định
quy mô, kết cấu đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, cách
thức huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho các
hoạt động của trường.
Thứ hai, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính của
trường:
Giống như doanh nghiệp nên bộ máy quản lý
tài chính của các trường phải được tổ chức theo một
cơ cấu rõ ràng, có phân công, phân nhiệm cụ thể cho
từng bộ phận. Nếu cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ phát huy
tính sáng tạo và năng lực chuyên môn của cán bộ quản
lý, đặc biệt là cán bộ chuyên trách trong bộ máy quản
lý tài chính, làm cho các hoạt động trong Trường được
thông suốt trôi chảy.
Thứ ba, trình độ và năng lực quản lý của cán bộ quản
lý tài chính:
Đội ngũ cán bộ nhân viên của một bộ máy
có trình độ chuyên môn và năng lực cao sẽ góp phần
hoạt động rất hiệu quả trong việc xây dựng chính
sách, thực thi đúng chủ trương chính sách đã đề ra và
hướng hoạt động của đơn vị tuân thủ đầy đủ các chế
độ, các quy định của Nhà nước cũng như hoạt động
tài chính của đơn vị được quản lý chặt chẽ. Người
quản lý có trình độ cao sẽ thiết lập cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lý tài chính hợp lý vừa quản lý chặt chẽ,
vừa tiết kiệm chi phí duy trì hoạt động cho bộ máy
quản lý tài chính.
Thứ tư, chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị của
các trường ĐHĐP:
Để nâng cao chất lượng cơ sở vật
chất thì các trường phải tăng chi đầu tư. Như vậy, chất
lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị trực tiếp ảnh hưởng
đến cơ chế quản lý tài chính của các trường thông qua
chi đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị và
thu từ hoạt động đào tạo, ở số lượng người học và
hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị. Hiện
nay, Nghị định 16/2015/NĐ-CP đã mở ra cơ chế sử
dụng nguồn kinh phí tiết kiệm được do sử dụng có
hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm chi mua sắm các trang thiết
bị tài sản, từ đó, sẽ h trợ cho việc cân đối nguồn lực
phục vụ cho đầu tư trang thiết bị và tạo khả năng tăng
quy mô của nhà trường và tăng thu nhập cho cán bộ
công nhân viên.
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ
chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tờ trình 742/TTr-BGDĐT ngày 29/8/2014 trình
Chính phủ về Nghị quyết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo
dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017;
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Báo cáo số 330/BCBGDĐT ngày 22/05/2009
đánh giá tác động của đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục 2009 -2014.
Thứ hai, xu thế phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH):
Khi KT-XH phát triển, thu nhập và nhu cầu trao
dồi kiến thức chuyên môn của người dân càng
cao, dẫn đến kế hoạch chi tiêu cá nhân cho giáo
dục thay đổi. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức
cho nhà trường trong việc tập trung nguồn lực tài
chính ngoài NSNN. Do vậy, các trường phải xem
xét, căn cứ vào điều kiện môi trường KT-XH để xây
dựng chế độ tài chính phù hợp để tận dụng tối đa
các cơ hội tập trung nguồn lực tài chính, đồng thời
lập kế hoạch chi tiêu hợp lý. Từ đó, góp phần tăng
thu hiệu quả, đảm bảo thu bù đắp chi và có khả
năng tích lũy để tăng quy mô hoạt động phục vụ
lợi ích xã hội ngày một cao hơn.
Thứ ba, chính sách phát triển KT-XH của mỗi địa
phương:
Định hướng phát triển các trường ĐHĐP
luôn gắn liền với định hướng phát triển KT-XH của
địa phương. Tuy nhiên, hầu hết các trường ĐHĐP
đều trực thuộc những tỉnh, thành phố có điều kiện
kinh tế còn nhiều hạn chế, nên ảnh hưởng tới việc
huy động các nguồn lực phục vụ cho công tác đào
tạo, do kinh phí của các trường chủ yếu phụ thuộc
vào ngân sách địa phương. Do đó, chính sách phát
triển KT-XH của địa phương ảnh hưởng tới chính
sách, nội dung và quy mô đào tạo cũng như cách
thức, phương thức huy động, sử dụng nguồn tài
chính của các trường ĐHĐP.
Thứ tư, hướng phát triển nghiên cứu khoa học, ứng
dụng và chuyển giao công nghệ của mỗi địa phương:
trường của địa phương được thành lập nhằm cung
cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho địa phương và
các vùng phụ cận, hoạt động đào tạo của các trường
ĐHĐP phải gắn kết chặt chẽ với các ngành công
nghiệp mũi nhọn của địa phương thông qua các hoạt
động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Hệ thống quản lý tài chính đại học cần phải được thay
đổi cho phù hợp.
Nhân tố chủ quan
Thứ nhất, sứ mệnh và chiến lược phát triển của mỗi
trường ĐHĐP:
Trường ĐHĐP có sứ mệnh đào tạo
nguồn nhân lực cho địa phương; nghiên cứu khoa
học, hợp tác và chuyển giao công nghệ để giải quyết
các vấn đề cấp thiết của địa phương, của doanh nghiệp
Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định
thành lập 26 trường đại học địa phương trên
toàn quốc. Tuy nhiên, hoạt động của các trường
này hiện đang gặp khá nhiều khó khăn, trong
đó lớn nhất là vấn đề tài chính.
1...,72,73,74,75,76,77,78,79,80,81 83,84,85,86
Powered by FlippingBook