5.1. So ky 2 thang 12 - page 3

5
Những vấn đề đặt ra từ cơ cấu lại
nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2015
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau
5 năm thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, các chỉ tiêu
kinh tế vĩ mô của Việt Nam như lạm phát, tỷ giá, lãi
suất cơ bản ổn định; tăng trưởng kinh tế từng bước
hồi phục; các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được
đảm bảo.
Việc thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế trên 3 trụ
cột chính (cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng,
tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tái cơ
cấu đầu tư công) đã đạt được một số kết quả bước
đầu. Thể chế đầu tư công từng bước được hoàn thiện
thông qua việc ban hành Luật Đầu tư công, sửa đổi,
bổ sung Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng; hiệu quả đầu
tư bước đầu được cải thiện. Cơ cấu lại DNNN từng
bước được thực hiện, tập trung trước hết vào cổ phần
hóa, cải thiện quản trị doanh nghiệp và hạn chế tình
trạng đầu tư ngoài ngành nghề chính của các doanh
nghiệp. Thị trường tài chính dần đi vào ổn định, an
toàn, thanh khoản được đảm bảo, lãi suất cho vay
trung bình giảm.
Cơ cấu lại các ngành kinh tế đã có những thay đổi
về chuyển dịch tỷ trọng các ngành, tái cơ cấu vùng
kinh tế được chú trọng thực hiện. Cùng với đó, hội
nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng theo hướng
tự do hơn, thuận lợi và kinh tế thị trường hơn, từng
bước đa dạng hóa đối tác, đa dạng hóa thị trường và
đa dạng hóa sản phẩm.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, theo
ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia, vẫn đang
còn không ít hạn chế, tồn tại trong quá trình thực
hiện cơ cấu lại kinh tế giai đoạn 2011-2015. Mô hình
tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào các yếu tố
đầu vào, chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động
và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn ở mức thấp
và chậm được cải thiện; Cân đối lớn của nền kinh tế
chưa thật sự bền vững, xử lý nợ xấu chưa thực chất,
cân đối ngân sách nhà nước còn hết sức khó khăn,
thâm hụt lớn, nợ công tăng nhanh, kiểm soát lạm
phát gặp nhiều thách thức...
Việc thực hiện 3 trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế
giai đoạn 2011-2015 được cho là chưa đạt mục tiêu đề
ra. Điều này thể hiện ở các mặt: Cơ cấu đầu tư chậm
thay đổi, hiệu quả đầu tư thấp; Cơ cấu lại DNNN tiến
triển chậm, năng lực quản trị điều hành của doanh
nghiệp thấp. Hiệu quả kinh doanh của DNNN còn
yếu kém, một số chỉ tiêu kinh tế lệ thuộc cao vào khối
DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), DN nhỏ
và vừa chiếm tỷ trọng lớn nhưng chưa được hưởng
lợi nhiều từ các chính sách hỗ trợ để phát triển, kinh
tế tập thể còn bất cập.
Trong khi đó, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại
yếu kém, xử lý nợ xấu còn gặp nhiều khó khăn, kết
quả đạt được còn thấp. Cơ cấu lại các ngành kinh tế
chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc
tế và ứng phó với biến đổi khí hậu. Cơ cấu lại vùng
kinh tế chưa được quan tâm đúng mức, không gian
phát triển còn chia cắt theo địa giới hành chính, thiếu
thể chế tạo liên kết giữa các địa phương trong vùng
và giữa các vùng; phát triển nguồn nhân lực cả về
quy mô và chất lượng chưa đồng bộ với quá trình cơ
cấu lại nền kinh tế.
Những yếu kém, hạn chế trên đã được Chính phủ
thừa nhận tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV
vừa qua và nhận định phần lớn do nguyên nhân chủ
quan. Đặc biệt, việc tổ chức thực hiện chủ trương,
chính sách về cơ cấu lại nền kinh tế còn thụ động,
chậm trễ, thiếu hiệu quả, thiếu sự phối hợp giữa các
cấp, ngành và địa phương, có phần do lợi ích cục bộ,
tư duy nhiệm kỳ. Chưa có đột phá về thể chế, nhất
là thể chế đối với thị trường, các yếu tố sản xuất, đổi
CƠ CẤU LẠI NỀNKINHTẾ VÀNHỮNGVẤNĐỀ ĐẶT RA
TS. PHẠM THỊ VÂN ANH
Sau 5 năm thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, môi trường kinh tế vĩ mô Việt Nam đã được duy trì ổn định,
tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn những tồn tại, hạn chế. Ngày 8/11/2016, tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội
khóa XIV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. Đây
là bước tiếp tục hoàn thiện những công việc chưa làm xong trong giai đoạn 2011-2016 và là bước triển
khai cụ thể Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá XII về
những vấn đề lớn trong nền kinh tế.
Từ khóa: Kinh tế, tái cơ cấu, tăng trưởng, đầu tư công, doanh nghiệp
TÀI CHÍNHVĨ MÔ
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...110
Powered by FlippingBook