5.1. So ky 2 thang 12 - page 10

12
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
quốc gia còn hạn chế.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch Đầu tư, mặc dù
công nghệ chuyển giao vào Việt Nam hầu hết là
công nghệ có trình độ bằng hoặc cao hơn công nghệ
sẵn có ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp FDI
có công nghệ trung bình so với thế giới (chiếm
80%), một phần đáng kể có công nghệ lạc hậu (14%)
và chỉ có 6% có công nghệ cao. Các công nghệ được
chuyển giao theo các dự án FDI thường là các công
nghệ được đưa vào theo lợi ích của nhà đầu tư chứ
không phải theo nhu cầu đổi mới công nghệ do
phía Việt Nam chủ động đưa ra.
Nhiều doanh nghiệp chưa tự giác tuân thủ quy
định về bảo vệ môi trường, chỉ vận hành hệ thống
xử lý chất thải khi cơ quan chức năng quản lý môi
trường phát hiện và xử phạt. Sự kiện ở khu công
nghiệp Formosa mới đây đã khiến dư luận hết sức
quan tâm về mức độ thiệt hại và nguy hiểm đối với
môi trường. Trong giai đoạn tới, Việt Nam vẫn là
điểm đến của đầu tư FDI cả nội khối và ngoại khối,
do vậy, việc nâng cao khả năng thẩm định, lựa chọn
dự án FDI phù hợp là thách thức không nhỏ.
Đối với dòng vốn đầu tư gián tiếp (FPI) đổ
vào Việt Nam, nhìn chung vẫn còn hạn chế. Sau
giai đoạn phục hồi năm 2012-2013, dòng vốn FPI
tiếp tục rút khỏi Việt Nam trong năm 2014-2015
dưới tác động của cuộc khủng hoảng giá dầu và
sự biến động mạnh trên thị trường chứng khoán
Trung Quốc. Việc phần lớn các thị trường chứng
khoán (TTCK) đều giảm điểm, trong đó 2 sở giao
dịch chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến của
Trung Quốc có mức giảm lên tới hơn 40% đã khiến
nhà đầu tư nước ngoài liên tục rút vốn khỏi các thị
trường mới nổi. Việt Nam cũng nằm trong xu thế
đó. Nếu như năm 2013, nguồn vốn FPI ròng vào
Việt Nam đạt gần 1,4 tỷ USD thì đến năm 2014 chỉ
còn 100 triệu USD, thậm chí rút ròng hơn 60 triệu
USD trong cả năm 2015. Bước sang năm 2016, dù
dòng vốn FPI đã quay trở lại song vẫn ở mức thấp.
Tính đến hết 6 tháng năm 2016, dòng vốn FPI đạt
309 triệu USD nhờ vào sự phục hồi niềm tin của nhà
đầu tư và triển vọng tăng trưởng tốt của thị trường
chứng khoán.
Mặc dù, lượng vốn FPI chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ
trong các dòng vốn vào Việt Nam, nhưng dòng vốn
này cũng tiềm ẩn những rủi ro cần phải được lường
trước, bao gồm: (i) Khả năng gây áp lực lên lạm
phát, tỷ giá (đồng nội tệ lên giá và ảnh hưởng tới
khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu) khi
dòng vốn FPI vào nhiều; (ii) Nguồn vốn FPI có thể
tạo nên bong bóng giá không chỉ trên thị trường
chứng khoán mà còn trên những thị trường tài sản
tháng đầu năm 2016, vốn FDI đổ vào lĩnh vực này
chỉ đạt 12,17 triệu USD chỉ chiếm khoảng 0,06%
tổng vốn FDI vào Việt Nam. Tương tự, vốn FDI vào
lĩnh vực nông nghiệp của toàn khu vực ASEAN đã
tăng từ mức 384 triệu USD năm 2010 lên 4831 triệu
USD trong năm 2015, tương ứng tăng 1148% nhưng
dòng vốn FDI vào nông nghiệp của Việt Nam 10
tháng đầu năm 2016 chỉ là 71,33 triệu USD, tương
đương 0,4% tổng vốn FDI vào Việt Nam.
Đối với lĩnh vực tài chính, sự tham gia điều
hành, quản trị của các nhà đầu tư nước ngoài tại
các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, bảo
hiểm, chứng khoán là yếu tố quan trọng để cải thiện
nhanh chóng trình độ quản trị kinh doanh tại các
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội
nhận được sự hỗ trợ tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến
thức mới của nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức
tài chính quốc tế hỗ trợ xây dựng năng lực quản trị
tiên tiến. Các ngân hàng trong nước sẽ được tăng
cường khả năng phòng ngừa và xử lý rủi ro nhờ áp
dụng công nghệ ngân hàng, kỹ năng quản trị, phát
triển sản phẩm mới.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác với doanh
nghiệp nước ngoài, hợp tác giữa doanh nghiệp sẽ
giúp nền nông nghiệp Việt Nam tiếp cận công nghệ
tiên tiến, công nghệ sạch trong phát triển chuỗi giá
trị sản phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp
có chất lượng và giá trị cao; đồng thời, giúp Việt
Nam sử dụng và bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên,
tạo thêm nhiều việc làm và đưa cách thức quản lý
tiên tiến ứng dụng vào ngành Nông nghiệp. Tuy
nhiên, tỷ lệ vốn FDI đổ vào thấp cho thấy, các nhà
đầu tư nước ngoài ít quan tâm tới lĩnh vực này của
Việt Nam và do vậy, cơ hội để hợp tác với doanh
nghiệp tiếp cận cơ hội để tiếp cận công nghệ tiến
tiến, thức quản lý tiên tiến là rất ít.
Thứ tư,
năng lực lựa chọn dự án FDI phù hợp,
không gây ảnh hưởng môi trường cũng là thách
thức đối với Việt Nam trong bối cảnh dòng vốn
dịch chuyển tự do hơn. Dòng chảy đầu tư thường
đi cùng với dòng chảy thương mại, nhập khẩu
máy móc thiết bị. Số vốn FDI cả nội khối và ngoại
khối ASEAN vào Việt Nam nói chung đã tăng lên
nhanh chóng trong những năm gần đây, là kết quả
của những cải thiện trong môi trường đầu tư. Tuy
nhiên, thu hút FDI thời gian qua chưa đạt được một
số mục tiêu kỳ vọng về thu hút công nghệ cao, công
nghệ nguồn, công nghiệp hỗ trợ, đầu tư phát triển
hạ tầng và chuyển giao công nghệ. Chất lượng của
dự án FDI nhìn chung chưa cao, giá trị gia tăng
thấp, chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ, sự tham gia
đầu tư theo chuỗi sản xuất của các tập đoàn xuyên
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...110
Powered by FlippingBook