K2 T2 - page 85

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
85
hiện quy hoạch, kế hoạch, quyết định đầu tư dự án
thiếu cơ sở, chưa tính toán đến các chi phí, lợi ích về
mặt xã hội và môi trường. Nhiều địa phương quá chú
trọng vào việc phát triển kinh tế, nên tình trạng khai
thác khoáng sản bừa bãi gây suy thoái môi trường và
làm mất cân bằng hệ sinh thái, nhất là các hoạt động
của các mỏ khai thác than, quặng kim loại và vật liệu
xây dựng của các DN nhỏ, tư nhân. Các khu mỏ đang
khai thác hiện nay hầu hết nằm ở vùng núi và trung
du, cùng với công nghệ khai thác hiện nay chưa hợp
lý, nhất là đối với các kim loại, nên mức độ gây ô
nhiễm, suy thoái môi trường, phá hủy rừng, hủy hoại
về mặt đất, ô nhiễm nguồn nước, đất canh tác, không
khí... từ đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các
ngành kinh tế khác.
Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác, chế biến
khoáng sản quy mô nhỏ đang diễn ra khá phổ biến.
Hiện Việt Nam có khoảng trên 170 DN hoạt động
trong lĩnh vực khoáng sản. Do vốn đầu tư của các DN
hạn chế, khai thác bằng phương pháp thủ công, bán
cơ giới, công nghệ lạc hậu và chạy theo lợi nhuận, ý
thức chấp hành luật pháp chưa cao nên các chủ DN
ít quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, an toàn
lao động, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, để lại nhiều
hậu quả xấu đến môi trường. Thời gian dự án kéo
dài, thủ tục hành chính phiền hà và qua nhiều công
đoạn; năng lực nhà thầu, tư vấn còn nhiều hạn chế.
Đa số các mỏ đang hoạt động sản lượng khai thác
thấp hơn nhiều so với sản lượng được cấp phép,
hoạt động không tuân thủ dự án, thiết kế và báo
cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc bản cam kết
được duyệt. Trong khai thác mỏ kim loại, tác động
rõ nét nhất là tàn phá mặt đất, ảnh hưởng lớn đến
rừng và thảm thực vật. Việc khai thác vật liệu xây
dựng, nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hóa
chất như đá vôi làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm
nước nghiêm trọng. Có thể nói, do sự phát triển ồ ạt
nhưng thiếu quy hoạch, công nghệ lạc hậu và công
tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực thăm
dò, khai thác, chế biến khoáng sản còn nhiều hạn
chế, dẫn đến ô nhiễm môi trường ngày càng tăng ở
nhiều địa phương.
Các hoạt động khai thác khoáng sản cũng có tác
động rất lớn tới diện tích rừng, do phải chuyển đổi
mục đích phục vụ cho khai thác khoáng sản. Đến
nay, cả nước đã chuyển mục đích sử dụng 11.312
ha rừng, đất lâm nghiệp sang khai thác khoáng sản,
song việc kịp thời hoàn phục môi trường, trồng lại
rừng tại các khu vực kết thúc khai thác hầu như
chưa được quan tâm thực hiện. Nhiều khu vực đã
kết thúc khai thác nhưng chưa được tổ chức, cá nhân
thực hiện đóng cửa mỏ theo quy định. Một số khu
vực kết thúc khai thác đã thực hiện đóng cửa mỏ
nhưng công tác cải tạo, phục hồi môi trường chưa
tốt, chưa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mục đích sử
dụng đất sau khai thác.
Một số đề xuất
Nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/
TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị “về định hướng
chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và Quyết
định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược khoáng sản đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với mục tiêu nâng
tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng trong GDP
từ khoảng 10% hiện nay lên 15-20% vào năm 2020
và tiếp tục tăng vào những năm tiếp theo; Tăng tỷ
trọng công nghiệp khai khoáng trong sản xuất công
nghiệp; Hình thành và phát triển một số ngành công
nghiệp khai thác, chế biến sâu tầm cỡ trong khu vực,
trong thời gian tới cần chú ý một số vấn đề sau:
Về phía cơ quan quản lý
Một là,
tiếp tục quán triệt theo mục tiêu của Nghị
quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng
chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó,
triển khai các chính sách khuyến khích phát triển
hoạt động khoáng sản và công nghiệp khai khoáng
thông qua mở rộng quyền lợi cụ thể để huy động
nguồn vốn xã hội hóa; Khuyến khích khai thác tiết
kiệm, hiệu quả, kinh tế, sử dụng công nghệ tiên tiến,
hiện đại và thân thiện với môi trường; Tăng cường
công tác quản lý và cấp phép khai thác, kinh doanh
tài nguyên khoáng sản, lựa chọn nhà đầu tư đủ điều
kiện, tiềm lực để khai thác, chế biến tài nguyên;
Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước thông qua tăng
cường nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị và
sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác
quản lý nhà nước về thăm dò, khai thác, chế biến,
vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản...
Hai là,
khắc phục, hạn chế vấn đề ô nhiễm môi
trường trong khai thác, chế biến khoáng sản, đồng
thời nâng cao hơn nữa công tác quản lý nhà nước
trong thời gian tới. Khẩn trương rà soát chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ
có liên quan theo hướng phân công cụ thể trách
nhiệm, tập trung quản lý thống nhất đầu mối quốc
gia, khắc phục sự phân tán, chồng chéo về nhiệm
vụ bảo vệ môi trường; Tăng cường năng lực quản lý
môi trường các cấp, nhất là tập trung vào cấp quận,
huyện, xã, phường; Tiếp tục rà soát các quy định
về ký quỹ phục hồi môi trường trong hoạt động
1...,75,76,77,78,79,80,81,82,83,84 86,87,88,89,90,91,92,93,94,95,...120
Powered by FlippingBook