K2 T2 - page 83

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
83
Như vậy, thị phần càng thấp thì tầm quan trọng
của phương pháp định giá dựa trên chi phí cộng
thêm càng cao.
Thứ tư,
mức độ cạnh tranh: Guiding (2005) lập
luận rằng khi môi trường kinh doanh cạnh tranh
ngày càng tăng, thì thông tin chi phí ngày càng
đóng vai trò quan trọng. Chi phí cần phải được
tính toán chính xác nhằm xác định mức giá thấp
nhất mà DN có thể chấp nhận được. Giá cao so
với đối thủ cạnh tranh sẽ làm DN mất khả năng
cạnh tranh so với đối thủ trên trị trường khi mà
các sản phẩm không có sự khác biệt. Nếu sản
phẩm của DN có tính năng mới nhằm phục vụ
nhu cầu của khách hàng và làm gia tăng giá trị
cho khách hàng thì DN phải cân nhắc đến chi phí
phát sinh thêm của việc đưa thêm tính năng mới
vào sản phẩm. Giá cả và chất lượng của các sản
phẩm cạnh tranh trở nên quan trọng đối với sự
tồn tại của dòng sản phẩm. Đó chính là lý do cho
việc sử dụng phương pháp định giá có gắn với các
điều kiện của thị trường chiếm ưu thế hơn so sới
chi phí. Điều này đặc biệt đúng trong môi trường
cạnh tranh khốc liệt nơi mà những sản phẩm có
thể phải cần cạnh tranh nhiều hơn về giá. Do đó,
trong các thị trường cạnh tranh mạnh, đặc biệt
khi các sản phẩm của công ty không có gì nổi trội
khác biệt so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh,
với mục tiêu nhằm chiếm lĩnh thị trường thì thông
tin của đối thủ cạnh tranh là quan trọng hơn các
thông tin chi phí.
Thứ năm,
mức độ đáp ứng sản phẩm theo yêu
cầu của khách hàng: Gordon và cộng sự (1981) cho
rằng các công ty sản xuất những sản phẩm theo yêu
cầu của khách hàng dựa nhiều hơn vào phương
pháp định giá dựa vào chi phí cộng thêm thay vì
xác định giá dựa trên các yếu tố thị trường. Drury
(2004) lập luận rằng các công ty kinh doanh những
sản phẩm theo yêu cầu riêng của khách hàng sẽ
buộc khách hàng của họ chấp nhận một mức giá
mà công ty đưa ra dựa trên chi phí cộng thêm bởi
trên thị trường không tồn tại giá cho những sản
phẩm đặc thù như vậy. Guilding và cộng sự (2005)
lập luận rằng các sản phẩm hoặc dịch vụ làm theo
nhu cầu đặc biệt của khách hàng sẽ dẫn đến giá
cao do đó nó có thể được mong đợi là tăng tầm
quan trọng của phương pháp định giá dựa trên
chi phí cộng thêm. Mức độ sản phẩm theo yêu cầu
của khách hàng càng cao thì tầm quan trọng của
phương pháp định giá dựa trên chi phí cộng thêm
càng lớn.
Thứ sáu,
mức độ ảnh hưởng trong việc xác
định giá bán: Trong thị trường cạnh tranh có
một số công ty lớn là những người thống trị giá
(market leaders). Nhiều công ty nhỏ trở thành
người theo đuổi giá và phải chấp nhận giá được
xác định bởi thị trường. Do đó, đối với những
công ty chấp nhận giá thì thông tin chi phí không
được sử dụng để thiết lập giá bán, thay vào đó
giá cả được thiết lập theo giá thị trường. Gordon
và cộng sự (1981) chỉ ra rằng, những công ty
theo đuổi giá quan tâm đến các điều kiện của
thị trường nhiều hơn là chi phí so với những
công ty thiết lập giá. Guilding và cộng sự (2005)
cũng cho rằng những công ty sản xuất những sản
phẩm không có sự khác biệt là những người chấp
nhận giá thì thông tin chi phí sẽ không có giá trị
trong việc xác định giá bán.
Thứ bảy,
tầm quan trọng của thông tin chi phí:
Theo Kotler (1986), chi phí được coi là quan trọng
cho việc thiết lập mặt bằng giá. Công ty đặt mục
tiêu tính giá bao gồm tất cả chi phí: sản xuất, phân
phối, và cộng với tỷ suất lợi nhuận hợp lý. Do đó,
nhà quản lý nên theo dõi chi phí một cách cẩn thận
vì nếu các chi phí này nhiều hơn chi phí của đối thủ
cạnh tranh, công ty sẽ đạt ít lợi nhuận hơn và sẽ ở
thế cạnh tranh bất lợi. Blois và cộng sự (2000) cho
rằng, kiến thức về chi phí là đầu vào quan trọng
để định giá. Gotez (1985) cho rằng, đối với những
công ty mà thông tin chi phí là yếu tố chi phối
trong các quyết định về giá cả thì thông tin chi phí
có tầm quan trọng đáng kể trong khi thông tin chi
phí được coi là ít quan trọng đối với các công ty
thiết lập giá dựa trên thị trường. Có thể cho rằng,
các công ty này ra các quyết định dựa rất nhiều vào
dữ liệu chi phí và do đó các công ty sử dụng thông
tin chi phí thay cho các thông tin thị trường để ra
các quyết định về giá. Vì vậy, điều này cho thấy
tầm quan trọng của phương pháp định giá dựa vào
chi phí cộng thêm phụ thuộc vào các thông tin chi
phí là rất lớn.
Tài liệu tham khảo:
1. Govindarajan, V. and Anthony, R. N. (1981), “How firms use cost data in
price decisions”, Management Accounting (USA), July, pp. 30-36;
2. Guilding và cộng sự (2005), An empirical investigation of the importance
of cost plus pricing, Managerial Auditing Journal Vol 20 No 2, 2005;
3. Huda Al-Hussari (2006), Phd Thesis “The influence of contextual fators
on cost system design and pricing decisions: A study of UK companies in
the food processing and other industries, The University of Huddersfield;
4. Porter, M. (1985) “Competitive advantage: creating and sustaining
superior performance”, New York: Free Press;
5. Kotler, P. (1986) ‘Megamarketing’, Harvard Business Review;
6. Blois, K., Gijsbrechts, E. and Campo, K. (2000) “Pricing”, in Blois, K. Oxford
textbook of marketing, (Oxford Business Press).
1...,73,74,75,76,77,78,79,80,81,82 84,85,86,87,88,89,90,91,92,93,...120
Powered by FlippingBook