K2 T2 - page 86

86
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
khai thác khoáng sản theo hướng quy định cụ thể
về định mức trong công tác cải tạo, phục hồi môi
trường; Làm rõ phương án, trách nhiệm cải tạo phục
hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân tham gia
hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản...
Ba là,
đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám
sát trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng
sản. Tăng cường sự phối hợp trong thanh tra, kiểm
tra lĩnh vực khoáng sản và môi trường trong việc
kiểm tra, xác nhận hoàn thành từng phần công tác
phục hồi môi trường trong quá trình khai thác. Có
cơ chế quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với
việc cấp phép khai thác và sử dụng tài nguyên một
cách hợp lý tránh gây lãng phí và ảnh hưởng đến
môi trường như hiện nay. Nâng cao chất lượng công
tác kiểm tra, nghiệm thu Đề án đóng cửa mỏ khoáng
sản. Tăng cường quản lý sản lượng tài nguyên khai
thác từ khâu cấp phép, cho đến quá trình tổ chức
khai thác, tiêu thụ để chống thất thoát, trốn sản
lượng tính thuế.
Bốn là,
cần nghiên cứu hoàn thiện chính sách thu
thuế tài nguyên để bảo đảm điều tiết vào NSNN
hợp lý nguồn lợi từ khai thác khoáng sản. Nghiên
cứu bổ sung một số loại tài nguyên có giá trị kinh
tế cao vào đối tượng chịu thuế. Đề nghị thống nhất
thực hiện người được phép khai thác tài nguyên
phải nộp thuế theo quy định của Luật Thuế tài
nguyên. Nếu khai thác nhỏ lẻ không nộp thuế được
thì người mua gom phải nộp thay, bảo đảm đúng
đối tượng khai thác là người nộp thuế, tăng cường
quản lý, tránh trốn thuế...
Năm là,
đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân
lực phục vụ phát triển công nghiệp khai khoáng bền
vững. Theo đó, các cơ sở đào tạo cần tăng cường hiệu
quả công tác đào tạo nhân lực; Thiết lập một mạng
lưới các cơ sở đào tạo các chuyên ngành để nâng
cao khả năng hợp tác tác đào tạo, nghiên cứu khoa
học, chuyển giao công nghệ; Trang bị cho sinh viên
một nền tảng lý thuyết chuyên ngành có hệ thống,
hiện đại và kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp; Cần
có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản
lý, các cơ sở đào tạo và các đơn vị, tổ chức, DN sử
dụng nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực địa chất và
khoáng sản; Các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực và
các trường nên phát huy cơ chế đào tạo đặt hàng;
Phối hợp chặt chẽ giữa trường đào tạo và các đơn
vị sản xuất để hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo kỹ
năng chuyên môn và nghề nghiệp ngay trong thời
gian sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường qua các
đợt thực tập sản xuất và thực tập tốt nghiệp...
Về phía doanh nghiệp khai khoáng
Một là,
mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến
hoạt động khai thác khoáng sản phải lập đề án cải
tạo, phục hồi môi trường trình cơ quan có thẩm
quyền xem xét, phê duyệt. Việc thực hiện cải tạo,
phục hồi môi trường được thực hiện ngay trong quá
trình khai thác khoáng sản. Cải tạo, phục hồi môi
trường phải bảo đảm đưa môi trường, hệ sinh thái
tại khu vực khai thác khoáng sản và khu vực bị ảnh
hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản về trạng
thái môi trường gần như ban đầu hoặc đạt được các
tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn môi trường, bảo
đảm an toàn và phục vụ các mục đích có lợi cho con
người. Hạn chế tổn thất tài nguyên và tác động tiêu
cực đến môi trường trong quá trình thăm dò, khai
thác, chế biến; Điều tra chi tiết, quy hoạch khai thác
và chế biến khoáng sản, Tăng cường đầu tư nguồn
lực tài chính cho công tác xử lý chất ô nhiễm phát
sinh trong quá trình khai thác và sử dụng khoáng
sản như: Xử lý chống bụi, chống độc, xử lý nước
thải, quy hoạch xây dựng các bãi thải…
Hai là,
các DN cần đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển
giao công nghệ chế biến khoáng sản tiên tiến, thân
thiện môi trường, tạo ra giá trị kinh tế cao, nghiên
cứu công nghệ khai thác các mỏ có điều kiện phức
tạp, hạn chế xuất nguyên liệu thô... Hiện nay, nhu
cầu vốn cho hiện đại hóa công nghệ lớn nên vẫn còn
nhiều DN, đặc biệt trong lĩnh vực than, khoáng sản
rắn có công nghệ, thiết bị lạc hậu, chi phí sản xuất
cao, tổn thất tài nguyên lớn nhưng chưa quan tâm
thích đáng hoặc chưa có điều kiện để đổi mới hiện
đại hóa công nghệ.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 “Về định hướng
chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030”;
2. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 về
Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
3. Tuyết Chinh (2016), Phát triển hoạt động khoáng sản và công nghiệp khai
khoáng, Báo Tài nguyên và Môi trường;
4. Đức Dũng (2016), Tăng hiệu quả khai thác khoáng sản, Báo Tin tức;
5. Một số trang web: kinhtetrunguong.vn, baotainguyenmoitruong.vn, sav.
gov.vn
Tình trạng thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả
và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng xảy ra
thường xuyên ở hầu hết các dự án khai thác
khoáng sản, do công tác lập, thực hiện quy
hoạch, kế hoạch, quyết định đầu tư dự án thiếu
cơ sở, chưa tính toán đến các chi phí, lợi ích về
mặt xã hội và môi trường.
1...,76,77,78,79,80,81,82,83,84,85 87,88,89,90,91,92,93,94,95,96,...120
Powered by FlippingBook