Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 20

18
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
đồng, lĩnh vực ngân hàng tài chính là 15.018.472
triệu đồng, lĩnh vực bảo hiểm là 843.294 triệu đồng,
lĩnh vực bất động sản là 8.056.131 triệu đồng, quỹ
đầu tư là 716.584 triệu đồng). Lũy kế đến tháng
25/12/2015, các đơn vị đã thoái được 9.924 tỷ đồng,
thu về 15.004 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với giá trị sổ
sách. Trong đó: Lĩnh vực chứng khoán thoái được
156.416 triệu đồng, thu về 144.573 triệu đồng; Lĩnh
vực ngân hàng tài chính là 1.603.013 triệu đồng, thu
về 852.247 triệu đồng; Lĩnh vực bảo hiểm thoái được
111.711 triệu đồng, thu về 135.130 triệu đồng; Lĩnh
vực bất động sản thoái được 2.930.039 triệu đồng,
thu về 3.330.191 triệu đồng; Các quỹ đầu tư thoái
được 173.929 triệu đồng, thu về 173.929 triệu đồng...
Như vậy, số vốn đầu tư vào 5 lĩnh vực nhạy cảm
cần phải thoái tiếp còn rất lớn. Đây đang là bài toán
khó trong bối cảnh kinh tế - tài chính toàn cầu đang
đối mặt với không ít thách thức, thị trường chứng
khoán trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn trong
khi việc thoái vốn vẫn phải đảm bảo được hiệu quả,
tránh tình trạng thất thoát nguồn lực nhà nước.
Theo số liệu công bố tại Diễn đàn Đối tác phát
triển Việt Nam (VDPF) 2015 vừa diễn ra tại Hà Nội,
hiện nay, tổng vốn nhà nước ở trong các DNNN
có giá trị khoảng 55 tỷ USD và tổng giá trị tài sản
của các DNNN nắm giữ là khoảng 130 tỷ USD.
Ngoài hơn 800 DNNN chưa CPH, Chính phủ đang
giữ phần vốn chi phối tại nhiều DN đã CPH, nên
những DN này chưa thay đổi thực chất về quản trị.
Theo nhận định của VDPF, vấn đề quản trị, giám
sát và cơ chế khuyến khích yếu đã khiến cho các
DNNN tiếp tục có những quyết định kinh doanh
kém, khiến năng suất trung bình của nền kinh tế
giảm đi. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia tài chính,
nhìn lại thời gian qua, không khó để chỉ ra những
tồn tại và bất cập trong hoạt động của các DNNN:
Tốc độ CPH chậm và lượng vốn nhà nước nắm giữ
trong các DNNN còn khá cao; Mặc dù được hưởng
nhiều ưu đãi về cơ chế, chính sách, đặc biệt về vốn;
được hưởng sự độc quyền trên một số lĩnh vực,
nhưng đóng góp của các DNNN cho nền kinh tế
còn hạn chế. Nhiều tập đoàn, tổng công ty đầu tư
triển quan trọng cho nền kinh tế, tạo ra mối liên
kết hợp tác kinh doanh giữa các DN thành viên với
nhau và với công ty mẹ - công ty con trên quan hệ
bình đẳng, vừa chịu trách nhiệm vừa chia sẻ thành
quả hoạt động, tạo nên hiệu quả kinh doanh cao
hơn. Bên cạnh đó, chủ trương CPH đã góp phần
thu hút một lượng vốn tương đối lớn từ các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước để mở rộng quy
mô sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao
sức cạnh tranh của DN.
Về cơ bản, vốn nhà nước đầu tư vào các DNNN
được bảo toàn và phát triển; tỷ lệ nợ phải trả/vốn
chủ sở hữu tại đại đa số tập đoàn, tổng công ty
vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Quy mô của các
DNNN về vốn, lao động, tài sản cố định, cơ sở vật
chất kỹ thuật... đều cao hơn khu vực DN ngoài nhà
nước. Hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của
DNNN được nâng lên; cơ bản đáp ứng được nhu
cầu thiết yếu cho quốc phòng, an ninh; trở thành
một trong những công cụ quan trọng để Nhà nước
điều tiết vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Thực tế, trong những năm qua, DNNN đã có
những đóng góp quan trọng đắc lực cho nền kinh
tế. Theo Tổng cục Thống kê, tuy chỉ chiếm chưa
đến 1% về số lượng DN nhưng DNNN chiếm 30%
vốn kinh doanh trong nền kinh tế và là thành phần
kinh tế chủ đạo với vốn đầu tư tăng gấp 5 lần
giai đoạn 2001-2011. Năm 2005, DNNN chỉ chiếm
3,6% về số lượng DN, tỷ lệ vốn nắm giữ 54,43%,
đến năm 2010 tỷ lệ DN còn 1,2% với vốn nắm giữ
34,13%. Đến năm 2012, DNNN còn 0,93% với tỷ
lệ vốn nắm giữ 32,31%. Tính bình quân giai đoạn
2008-2012, DNNN chiếm 36,68% tổng vốn, đóng
góp 33,3% cho GDP, tạo việc làm cho 18,61% lực
lượng lao động…
Những bất cập trong hoạt động
Thời gian qua, dù được triển khai quyết liệt
song tiến độ CPH vẫn chưa đạt như kế hoạch đề ra.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, kế hoạch giai đoạn
2011 - 2015, cả nước dự kiến CPH 538 DN, riêng
giai đoạn 2014 - 2015 CPH 432 DN. Về kết quả thực
hiện cho thấy, từ năm 2011 đến 2013 CPH 106 DN,
năm 2014 đã CPH 143 DN, năm 2015 CPH được
trên 240 DN. Như vậy, lũy kế giai đoạn 2011 - 2015
đã CPH được 422/538 DN. Riêng 2 năm 2014 - 2015
CPH được trên 380 DN.
Về tình hình thoái vốn đầu tư ngoài ngành, giai
đoạn 2014- 2015, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
phải thực hiện thoái vốn vào 5 lĩnh vực nhạy cảm
trong giai đoạn 2014 - 2015 là 25.218.995 triệu đồng
(trong đó: lĩnh vực chứng khoán là 584.514 triệu
Về cơ bản, vốn nhà nước đầu tư vào các DNNN
được bảo toàn và phát triển; tỷ lệ nợ phải trả/
vốn chủ sở hữu tại đại đa số tập đoàn, tổng
công ty vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Hiệu
quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của DNNN
được nâng lên; trở thành một trong những
công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết vĩ
mô, đảm bảo an sinh xã hội.
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 21,22,23,24,25,26,27,28,29,30,...122
Powered by FlippingBook