So ky 2 thang 6 - page 107

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
105
được nguồn vốn, đồng thời tăng cường cho vay các
lĩnh vực ưu tiên, các dự án trọng điểm phục vụ xây
dựng các vùng kinh tế động lực, các khâu đột phá và
tái cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Hai là,
tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất,
nâng cao thu nhập cho người dân.
Để đạt được tiêu chí thu nhập trong xây dựng
nông thôn mới, việc trước mắt là thay đổi tập quán,
nâng cao hiệu quả, năng suất, hướng tới sản xuất
hàng hóa tập trung và mở rộng các ngành nghề cho
người nông dân. Bên cạnh đó, không thể bỏ qua yếu
tố thị trường bao tiêu sản phẩm cho người nông dân.
Bên cạnh đó, đưa ra giải pháp hiệu quả nhằm nâng
cao thu nhập cho người nông dân một cách ổn định,
bền vững. Cụ thể, huyện Đức Thọ nói riêng và địa
phương trong cả nước nói chung cần tiếp tục vận
động nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, kết hợp với huyện triển khai hỗ trợ các giống
rau màu, cây ăn trái, thủy sản... nhằm phát triển kinh
tế địa phương. Bên cạnh đó, mở các lớp tập huấn,
lớp nghề ngắn hạn đào tạo nghề, nâng chất lượng lao
động, nâng cao thu nhập...
Ba là,
tạo điều kiện thuận lợi doanh nghiệp
phát triển.
Địa phương tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi
trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực
cạnh tranh của Huyện. Thường xuyên quan tâm theo
dõi, tháo gỡ kịp thời các khó khăn vướng mắc để các
doanh nghiệp đang hoạt động duy trì và mở rộng
đầu tư, sản xuất, kinh doanh; Tăng cường công tác
kiểm tra, đôn đốc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các
dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhất là
những dự án lớn, dự án trọng điểm. Đối với các dự
án không triển khai, sử dụng đất không đúng mục
đích, vi phạm pháp luật, phải kiên quyết thu hồi để
giải quyết cho các nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng đất.
Khuyến khích người dân nghiên cứu tìm kiếm cơ hội
kinh doanh, chủ động bỏ vốn để đầu tư phát triển
sản xuất, kinh doanh; Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa,
huy động vốn đầu tư toàn xã hội tham gia xây dựng
các công trình kết cấu hạ tầng y tế, giáo dục - đào tạo,
văn hóa, thể dục thể thao, môi trường và các công
trình xây dựng nông thôn mới…
Bốn là,
tập trung đào tạo nghề, giải quyết việc
làm ở nông thôn.
Cần có chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh đào
tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề
với sử dụng lao động phù hợp. Trong đào tạo nghề,
cần phân loại để có hình thức và nội dung đào tạo
phù hợp. Đối với những lao động lớn tuổi (từ 35
tuổi trở lên), không có điều kiện đi học tập trung,
cần tạo điều kiện tổ chức các lớp dạy nghề tại chỗ,
với những nghề truyền thống của địa phương. Đối
với lao động còn trẻ, là lực lượng lao động lâu dài
của xã hội, cần khuyến khích họ vào học tại các
trường và trung tâm dạy nghề, đảm bảo có tay
nghề vững, chuyên môn chắc, đáp ứng nhu cầu của
doanh nghiệp và xã hội. Sau đào tạo nghề, các địa
phương còn có thể tìm hiểu và tổ chức chặt chẽ việc
đưa lao động nông thôn đi lao động có thời hạn ở
nước ngoài.
Năm là,
đẩymạnh công tác tuyên truyền để nâng cao
nhận thức cho người dân về xây dựng nông thôn mới.
Công tác tuyên truyền tiến hành thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng như đài phát
thanh - truyền hình, cổng thông tin điện tử của
Huyện. Thông qua đó, các chủ trương, chính sách
và phương pháp tiến hành xây dựng nông thôn
mới được thông tin, phổ biến sâu rộng, kịp thời
đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Các phương tiện thông tin đại chúng tại các xã cần
thường xuyên đăng tải các tin, bài, phóng sự, mở
các chuyên trang, chuyên mục về các hoạt động, các
mô hình, điển hình tiên tiến, cách làm hay về xây
dựng nông thôn mới. Qua đó, tạo sự lan tỏa kinh
nghiệm, cách làm để các địa phương có thể học tập,
áp dụng; nhân rộng các mô hình tốt, các phong trào
thi đua có hiệu quả.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Sinh Cúc (2013), “Vài nét về xây dựng nông thôn mới ở Hải Phòng”,
Tạp chí Cộng sản, số 452;
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Đề án thí điểm xây dựng mô
hình nông thôn mới, ban hành theo Quyết định số 2614/QĐ-BNN-HTX ngày
8/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
3. Huyện ủy Đức Thọ (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ
XXVIII, nhiệm kỳ 2015-2020, Hà Tĩnh;
4. Trần Hồng Quảng (2013), Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế Chính trị,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;
5. Lê Hữu Nghĩa (2008), “Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam – Những vấn đề
đặt ra và giải pháp”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 11;
6. Đặng Kim Sơn (2008), “Kinh nghiệm quốc tế nông nghiệp, nông thôn, nông
dân trong quá trình công nghiệp hóa”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Sau 5 năm xây dựng nông thôn mới (2010 -
2015), huyện Đức Thọ đã thành lập 1134 mô
hình kinh tế, trong đó có 153mô hình doanh thu
trên 1 tỷ đồng, 201 mô hình doanh thu từ 501
đến dưới 1 tỷ đồng và 780 mô hình doanh thu
từ 100 đến 500 triệu đồng. Thành lập mới 110
doanh nghiệp, 74 hợp tác xã, nâng tổng số trên
địa bàn có 140 hợp tác xã và 262 doanh nghiệp.
1...,97,98,99,100,101,102,103,104,105,106 108,109,110,111,112,113,114,115,116,117,...120
Powered by FlippingBook