So ky 2 thang 6 - page 100

98
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
- Tổ chức, quản lý nhà nước về đào tạo nghề
còn bất cập, chưa xây dựng được chiến lược đào
tạo nghề cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở
vùng ĐBSCL...
Về đội ngũ công nhân lành nghề
Dân số vùng ĐBSCL năm 2015 là 17.590.400
người, lao động trong độ tuổi là 11,4 triệu người
chiếm 64% tỷ lệ lao động trong độ tuổi trên dân số
trên đây nói lên vùng ĐBSCL thuộc nhóm dân số
trẻ, nguồn lực lao động dồi dào. Như vậy, khu vực
này có nguồn lực lao động dồi dào rất thuận lợi cho
phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay lao động chủ yếu chưa qua
đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn quá
thấp đã làm hạn chế việc đưa tiến bộ khoa học -
công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất, dẫn
đến năng suất lao động thấp. Nguồn lực lao động
trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng quá cao,
lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng và
dịch vụ - thương mại chiếm tỷ trọng rất thấp, gây áp
lực lớn để giải quyết lao động, việc làm trong nông
nghiệp và nông thôn.
Như vậy, bên cạnh những thuận lợi thì quá
trình hội nhập cũng đặt ra những thách thức không
nhỏ cho các doanh nghiệp của vùng ĐBSCL. Theo
đó, trình độ phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL
chênh lệch còn quá thấp so với các nước trong khu
vực. Năng lực sản xuất, kinh doanh với quy mô
còn nhỏ, trình độ kỹ thuật - công nghệ, trình độ
chuyên môn hóa sản xuất còn thấp, hệ thống quản
lý chưa tiên tiến kinh nghiệm hoạt động thương
mại khu vực và quốc tế chưa nhiều. Bên cạnh đó,
tình trạng thiếu vốn, thiếu lao động có tay nghề
cao, dư thừa lao động chưa qua đào tạo… vẫn chưa
được giải quyết rốt ráo.
Để tăng cường đội ngũ công nhân lành nghề
Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại
hóa nông nghiệp và nông thôn, vùng ĐBSCL cần
phải có đội ngũ công nhân lành nghề để phục vụ
hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tăng năng
suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên
cạnh đó, hiện Việt Nam tham gia vào Cộng đồng
Kinh tế ASEAN (AEC) cũng sẽ mang đến không
ít thách thức cho Việt Nam nói chung và vùng
ĐBSCL nói riêng. Theo đó, việc di chuyển nhân
lực trong các quốc gia thuộc AEC sẽ gây ra cạnh
tranh lớn về nhân lực bởi AEC cho phép tự do di
chuyển lao động có tay nghề, tạo điều kiện thuận
lợi cho các chuyên gia và lao động có trình độ của
ASEAN tham gia vào hoạt động liên quan đến
thương mại và đầu tư qua biên giới Việt Nam.
Việt Nam sẽ đối mặt với sự di chuyển lao động,
việc làm, định cư và được đối xử bình đẳng tại các
nước thành viên. Thời gian tới, để nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong vùng nói
chung và đội ngũ nguồn nhân lực lành nghề nói
riêng, cần phải có một số giải pháp cơ bản sau:
Quy hoạch phát triển mạng lưới
các trường đào tạo chuyên môn kỹ thuật
Theo đó, tập trung phát triển các trường dạy
nghề theo hướng đa nghề, phù hợp với yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Đối
với các trường hiện có, cần phải mở rộng quy mô
đào tạo nghề, phát triển nghề gắn với nhu cầu phát
triển nông - lâm - ngư nghiệp, môi trường đánh bắt
hải sản, chế biến lương thực, thực phẩm, điện nông
thôn, cơ khí sửa chữa máy nông nghiệp, sửa chữa
và đóng tàu thuyền đánh cá, tàu thuyền vận tải, xây
dựng, giao thông nông thôn, nhất là vận tải đường
thủy vì năng lực giao thông đường thủy ở vùng
ĐBSCL là rất lớn. Các trường cần phải mở rộng quy
mô đào tạo hàng năm từ 800 - 1000 công nhân hệ dài
hạn. Cần gấp rút xây dựng 4 trường dạy nghề mới
ở 4 tỉnh chưa có trường dạy nghề là Kiên Giang, Sóc
Trăng, Trà Vinh và Cà Mau...
Bên cạnh đó, quy hoạch phát triển các mô
hình đào tạo nghề theo phương thức đa dạng hóa
nguồn lực tạo điều kiện cho các thành phần kinh
tế tham gia vào công việc đào tạo nghề. Phát triển
loại hình đào tạo nghề, xóm nghề, ấp nghề, làng
nghề và nghề gia truyền. Có những chính sách
cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tham gia
vào công việc đào tạo nghề cho doanh nghiệp của
mình và cho xã hội. Nhà nước và nhân dân đầu
tư vào xây dựng các trường, các trung tâm và các
cơ sở dạy nghề, coi trọng nguồn đầu tư ngoài nhà
nước, đây là giải pháp tốt nhất để hình thành đội
ngũ công nhân lành nghề ở vùng ĐBSCL. Khuyến
khích đầu tư nước ngoài vào đào tạo nghề, ưu
tiên cho đào tạo những nghề cần đầu tư máy móc
trang thiết bị hiện đại.
Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề
Để hình thành và phát triển đội ngũ công nhân
lành nghề cho vùng ĐBSCL, thì việc phát triển đội
ngũ giáo viên có vai trò tiên quyết. Thực trạng hiện
nay cho thấy số giáo viên dạy nghề ở vùng ĐBSCL
đang thiếu trầm trọng, nếu chỉ trông chờ vào Nhà
nước đào tạo giáo viên dạy nghề thì không thể
1...,90,91,92,93,94,95,96,97,98,99 101,102,103,104,105,106,107,108,109,110,...120
Powered by FlippingBook