So ky 2 thang 6 - page 106

104
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
mới 141,76 km kênh mương, 15 nhà văn hóa xã, 93
nhà văn hóa thôn, xóm, 19 trạm y tế xã...
Riêng trong năm 2016, trong tổng số 28 chỉ tiêu
kinh tế - xã hội của Huyện có 18 chỉ tiêu đạt và
vượt kế hoạch, đạt 64,3% kế hoạch. Tổng thu ngân
sách của Huyện trong năm đạt 609 tỷ đồng, vượt
mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tổng nguồn vốn huy
động trong huyện tăng 7,8% so với năm trước đó.
Tổng giá trị sản xuất trên toàn Huyện đạt 5.473 tỷ
đồng đạt 102,6% kế hoạch; Thu nhập bình quân đầu
người đạt 33,8 triệu đồng/người/năm. Xây dựng cơ
bản đã triển khai đầu tư thực hiện 63 dự án, trong
đó có 24 công trình chuyển tiếp và 39 công trình
khởi công mới với tổng nguồn vốn đầu tư tại các dự
án 1.121 tỷ đồng. Bộ mặt nông thôn sau 5 năm triển
khai chương trình đã có khởi sắc đáng kể về kinh tế,
xã hội, cơ sở hạ tầng…
Tuy nhiên, thực tế triển khai tại địa phương
cho thấy, Chương trình xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như:
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn lạc hậu, chưa
đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện
đại hóa; Đời sống của người dân nông thôn tuy
được cải thiện nhưng còn ở mức thấp, chênh lệch
giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các
vùng ngày càng lớn; Một số tiêu chí như tỷ lệ
hộ nghèo, thu nhập bình quân, cơ cấu lao động
cần phải có thời gian dài mới có thể đạt được;
Chất lượng quy hoạch chưa cao, một số nơi khi
xây dựng quy hoạch chưa căn cứ vào đặc điểm
và điều kiện của địa phương, do vậy tính khả thi
của quy hoạch còn hạn chế; đa số các hạng mục
công trình được xây dựng mới chỉ tập trung vào
những công trình được hỗ trợ của Nhà nước, còn
các công trình huy động các nguồn vốn khác triển
khai còn chậm hoặc chưa được quan tâm đầu tư;
Một số nơi còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào
đầu tư từ ngân sách nhà nước; môi trường nhiều
nơi ngày càng bị ô nhiễm... Đây là những rào cản
trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện
Đức Thọ.
Giải pháp đẩymạnh xây dựng nông thônmới
Với những kết quả đạt được khá ấn tượng từ
quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương,
giai đoạn 2017 - 2020, huyện Đức Thọ quyết tâm
đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, xây dựng, phát
triển văn hóa, xây dựng an ninh – quốc phòng bền
vững và đạt huyện nông thôn mới vào năm 2020.
Theo đó, về phát triển kinh tế, đến năm 2020, toàn
Huyện phấn đấu cơ cấu kinh tế sẽ đạt tỷ lệ: Nông
nghiệp: 20%, Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
- Xây dựng: 38%, Thương mại - Dịch vụ: 42%; Thu
nhập bình quân đầu người đạt trên 70 triệu đồng/
người/năm; giá trị sản xuất đạt 135 triệu đồng/
ha; Tỷ lệ hộ nghèo dưới 3%; giải quyết việc làm
cho lao động (trong 5 năm) trên 6.500 người; Tỷ lệ
lao động qua đào tạo đạt trên 70%. Số lượng mô
hình, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác (lũy
kế đến năm 2020): 400 doanh nghiệp; 375 hợp tác
xã; 100% hợp tác xã môi trường hoạt động có hiệu
quả; 205 mô hình sản xuất quy mô lơn, 334 mô
hình sản xuất quy mô vưa, 1 532 mô hình sản xuất
quy mô nho hiệu quả. Về xây dựng cơ bản, tỷ lệ
đường trục xã, liên xã đạt chuẩn 100%; tỷ lệ đường
trục thôn xóm, ngõ xóm, đường trục nội đồng đạt
chuẩn 80%; tỷ lệ đường trục xã, trục thôn có rãnh
tiêu thoát nước 75%; tỷ lệ kênh mương cứng đạt
chuẩn 100%...
Để hoàn thành được mục tiêu này, trong thời
gian tới, địa phương cần chú trọng một số nhiệm
vụ trọng tâm sau:
Một là,
tăng cường huy động và sử dụng có hiệu
quả các nguồn vốn cho chương trình xây dựng nông
thôn mới.
Để huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn cho đầu tư phát triển, cần thực hiện nhất
quán chủ trương huy động đa dạng các nguồn vốn
của toàn xã hội; Kết hợp hài hòa giữa phát huy nội
lực và tranh thủ ngoại lực, giữa huy động vốn trong
Huyện, xã và bên ngoài; có định hướng, kế hoạch cụ
thể để thu hút và sử dụng từng nguồn vốn, bảo đảm
mang lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, thực hiện
đồng bộ các giải pháp về huy động vốn, bảo đảm
huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã được
quy định.
Huyện vừa phải có trách nhiệm bố trí đủ vốn ngân
sách địa phương theo quy định của pháp luật để thực
hiện chương trình, vừa phải chủ động tìm kiếm các
nguồn lực hỗ trợ, có cơ chế phù hợp để huy động
được nhiều nguồn lực ngoài ngân sách… Đối với vốn
ngân sách nhà nước, cần bố trí tập trung, có trọng tâm,
trọng điểm và ưu tiên đầu tư các công trình kết cấu hạ
tầng quan trọng, có tác động lớn đến phát triển kinh
tế - xã hội của Huyện nhưng không có khả năng thu
hồi vốn hoặc xã hội hóa. Đối với nguồn vốn tín dụng,
cần thực hiện các giải pháp đa dạng hóa hình thức huy
động vốn; Tăng cường huy động vốn nhàn rỗi từ các
tổ chức và dân cư để bảo đảm duy trì nguồn vốn ổn
định; Tích cực huy động các nguồn vốn trung và dài
hạn để bảo đảm cân đối giữa cơ cấu huy động và cho
vay; Các tổ chức tín dụng cần tiếp tục rà soát, đơn giản
hóa thủ tục cho vay, giảm chi phí để giảm lãi suất cho
vay, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp tiếp cận
1...,96,97,98,99,100,101,102,103,104,105 107,108,109,110,111,112,113,114,115,116,...120
Powered by FlippingBook