So ky 2 thang 6 - page 99

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
97
đào tạo đạt trên 55% đến năm 2015 và trên 70%
đến năm 2020. Tạo việc làm hàng năm cho 17 -
17,5 vạn lao động giai đoạn 2016 – 2020…
Tuy nhiên, so với tiềm năng to lớn về tài nguyên
thiên nhiên rừng, biển, đất nông nghiệp, khí hậu
và đặc biệt nguồn lực con người, sự phát triển kinh
tế - xã hội của vùng ĐBSCL trong những năm qua
chưa tương xứng. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng
kinh tế chưa cao, chưa ổn định, trong đo do nhiều
nguyên nhân như: Thiếu vốn, thiếu công nghệ, đặc
biệt là thiếu đội ngũ công nhân lành nghề, một tác
nhân quyết định cho sự phát triển.
Theo các chuyên gia kinh tế, hội nhập kinh tế
ngày nay được hiểu là việc một quốc gia thực hiện
chính sách kinh tế mở để tham gia vào các định chế
kinh tế tài chính khu vực hay quốc tế, thực hiện
tự do hóa thương mại, đầu tư và phát triển nguồn
nhân lực. Đồng thời, xóa bỏ các hàng rào phi thuế
quan và thuế quan làm cản trở đến sự phát triển
thương mại; Tự do hóa cung cấp các loại dịch vụ
trong đó có thị trường lao động, hạn chế sự đối đầu
hình thành một luật chơi chung… ĐBSCL là một
vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước ta, năng
lực sản xuất lương thực, thực phẩm không những
đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn
có khả năng xuất khẩu với sản lượng lớn. Do vị trí
địa lý vùng ĐBSCL nằm cận kề với các nước trong
khối ASEAN, dẫn đến lợi thế chi phí vận chuyển
thấp, đây sẽ là lợi thế đẩy mạnh xuất khẩu các mặt
hàng nông - lâm - thủy hải sản. Việc cạnh tranh
kinh tế trên thị trường trong khu vực ASEAN sẽ
kích thích cho các ngành đặc biệt là nông - lâm -
ngư nghiệp và chế biến lương thực, thực phẩm
phát triển. Có thể nói, xuất phát từ lợi ích quốc
gia và lợi thế so sánh của vùng ĐBSCL thì việc hội
nhập kinh tế khu vực ASEAN sẽ góp phần mở rộng
thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực.
Hội nhập kinh tế khu vực ASEAN đem lại
cho các doanh nghiệp vùng ĐBSCL được hưởng
thuế suất ưu đãi, tạo điều kiện đẩy mạnh xuất
khẩu, các doanh nghiệp sẽ được nhập khẩu vật tư,
nguyên liệu với thuế suất nhập khẩu thấp. Trong
quá trình hội nhập các doanh nghiệp của vùng
cũng sẽ có điều kiện đổi mới phương thức quản
lý cũ, tiếp nhận phương thức quản lý tiên tiến,
hiện đại để thích ứng với môi trường cạnh tranh;
Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho đội
ngũ công nhân, hình thành phong cách lao động
công nghiệp...
Thực trạng về đào tạo
nghề và đội ngũ công nhân lành nghề
Theo các chuyên gia kinh tế, để nâng cao năng
lực cạnh tranh trong khu vực ASEAN, các doanh
nghiệp vùng ĐBSCL cần phải nghiên cứu 9 nhóm
tiêu chí mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đưa
ra để đánh giá năng lực cạnh tranh như sau: Độ ổn
định về kinh tế; Độ mở cửa nền kinh tế; Vai trò và
hoạt động của chính phủ; Các yếu tố về tài chính;
Các yếu tố về công nghệ; Các yếu tố về kết cấu
hạ tầng; Các yếu tố về quản trị Các yếu tố về lao
động; Các yếu tố về thể chế. Trong các yếu tố này,
cần chú ý coi trọng nhóm tiêu chí “Các yếu tố về
lao động” bởi suy cho cùng, thành công của doanh
nghiệp trên thương trường phụ thuộc rất nhiều
vào chất lượng, năng lực của nguồn nhân lực.
Nhìn lại về đào tạo nghề và đội ngũ công nhân
lành nghề tại vùng ĐBSCL có một số vấn đề sau:
Về đào tạo nghề và chuyên nghiệp
vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sau những năm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế,
công tác đào tạo nghề và chuyên nghiệp đã đạt được
một số kết quả nhất định trong đào tạo nguồn lực
lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng
ĐBSCL. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, công tác
đào tạo nghề đã được mở rộng, cung cấp cho xã hội
được số lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật
nhưng đã bộc lộ một số khuyết điểm sau đây:
- Chưa gắn đào tạo giữa chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của vùng và đào tạo với thị trường.
Một số ngành nghề thị trường cần như dịch vụ, sản
xuất nông nghiệp, đánh bắt xa bờ, chế biến nông
hải - sản chưa được quan tâm đào tạo.
- Các trường dạy nghề ít có nhiều địa phương
trong vùng chưa có trung tâm dạy nghề.
- Chưa đa dạng hóa được các nguồn lực đầu tư
cho dạy nghề mà chủ yếu còn trông chờ vào đầu tư
của Nhà nước.
- Chậm đổi mới về chương trình, nội dung đào
tạo, trang thiết bị vừa thiếu vừa lạc hậu, ảnh hưởng
đến chất lượng đào tạo.
Trong quá trình hội nhập các doanh nghiệp
của vùng sẽ có điều kiện đổi mới phương thức
quản lý cũ, tiếp nhận phương thức quản lý tiên
tiến, hiện đại để thích ứng với môi trường cạnh
tranh; Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật
cho đội ngũ công nhân, hình thành phong cách
lao động công nghiệp...
1...,89,90,91,92,93,94,95,96,97,98 100,101,102,103,104,105,106,107,108,109,...120
Powered by FlippingBook