So ky 2 thang 6 - page 101

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
99
đáp ứng đủ đội ngũ giáo viên dạy nghề cho vùng
ĐBSCL, mà cần phải huy động các thành phần kinh
tế tham gia vào việc đào tạo giáo viên dạy nghề. Do
yêu cầu kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại
cần phải bổ sung kiến thức mới, nâng cao trình độ
cho đội ngũ giáo viên dạy nghề.
Xã hội hóa đào tạo nghề
Xã hội hóa đào tạo nghề là phương thức tốt nhất
để huy động các nguồn lực xã hội tham gia đào tạo
nghề. Thực chất của xã hội hóa đào tạo nghề là nhằm
nâng dần mức đóng góp từ nguồn vốn đầu tư ngoài
ngân sách nhà nước; mặt khác cũng nhằm giáo dục
toàn dân có tinh thần trách nhiệm và ý thức trong
đào tạo công nhân lành nghề và coi đây là nghĩa vụ
và quyền lợi của toàn dân.
Tuy nhiên, cần có các cơ chế, chính sách trợ giúp
cho các doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nghề
như chính sách tín dụng, thuế; ngược lại các doanh
nghiệp sử dụng lao động hay không tham gia đào
tạo nghề thì phải có trách nhiệm đóng góp cho ngân
sách nhà nước để Nhà nước tập trung quản lý và
điều phối phục vụ cho nhu cầu đào tạo.
Đầu tư phát triển đào tạo công nhân lành nghề
Hệ thống đào tạo nghề ở vùng ĐBSCL tụt hậu
so với các vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam
bộ và cả nước, vì vậy để mở rộng và phát triển hệ
thống đào tạo nghề ở vùng ĐBSCL thì cần phải
tăng chi ngân sách cho đào tạo nghề cao hơn so
với tỷ lệ trung bình của cả nước. Cụ thể, cần phải
định mức chi ngân sách cho đào tạo nghề căn cứ
vào quy mô dân số, đối với Vùng ĐBSCL cần phải
ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu
số để tạo ra nhiều ngành nghề góp phần xóa đói
giảm nghèo...
Tăng cường quản lý nhà nước
về đào tạo công nhân lành nghề
Quản lý nhà nước về đào tạo nghề là nhằm tạo
ra hành lang pháp lý cho việc thực hiện mục tiêu
đào tạo ở vùng ĐBSCL. Hệ thống chính sách phải
tạo ra sự linh hoạt cho các trường, các trung tâm,
các cơ sở dạy nghề trong việc xác định quy mô, nội
dung, chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu
ngành nghề của địa phương; mặt khác nhà nước
phải thống nhất quản lý, đảm bảo kỷ cương, kiểm
tra đánh giá được chất lượng, phát hiện những sai
sót kịp thời nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của
nhà nước. Cần phải thống nhất và phân cấp quản
lý, điều hành giữa các cơ quan quản lý nhà nước về
đào tạo nghề giữa Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tăng cường sự
phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đào
tạo nghề từ Trung ương đến địa phương trong xây
dựng chính sách và tổ chức thực hiện.
Từ việc phân tích và đánh giá thực trạng về hệ
thống đào tạo nghề và đội ngũ công nhân lành nghề
ở vùng ĐBSCL, cho thấy việc tăng cường đội ngũ
công nhân lành nghề là sự cấp thiết trong giai đoạn
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn. Xây dựng hệ thống các giải pháp trên đây là
căn cứ vào việc phân tích và đánh giá thực trạng
tuân theo quy luật của thị trường lao động và vai
trò quản lý nhà nước về đào tạo phát triển nghề.
Hệ thống các giải pháp cần phải thực hiện đồng bộ
vì chúng có mối liên quan chặt chẽ, tác động hỗ trợ
cho nhau qua đó góp phần sớm hình thành đội ngũ
công nhân lành nghề cho vùng ĐBSCL, nhằm nâng
cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ để tăng cường
sức cạnh tranh tranh trong điều kiện hội nhập kinh
tế khu vực ASEAN.
Tài liệu tham khảo:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, NXB Chính trị quốc gia;
2. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 245/QĐ-TTg phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng
ĐBSCL đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
3. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (1999), Báo cáo thực trạng và giải pháp
phát triển đào tạo nghề và chuyên nghiệp vùng ĐBSCL từ nay đến 2005;
4. Niên Giám thống kế 2015, Tổng cục Thống kê, NXB Thống kê 2015;
5. Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Thị Miền (2002), “Tăng cường đội ngũ lành
nghề đẻ nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều
kiện hội nhập quốc tế”, Tạp chí Thương mại (1);
6. Nguyễn Mạnh Cầm (2002), “Ngành Thương mại Việt Nam trước thách thức
mới và vận hội mới”, Tạp chí Thương mại (3+4);
7. Lê Minh Diễn (2001),”Một số vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh điều kiện
hội nhập kinh tế “, Tạp chí Thương mại (17)...
Do vị trí địa lý vùng Đồng bằng sông Cửu Long
nằm cận kề với các nước trong khối ASEAN,
dẫn đến lợi thế chi phí vận chuyển thấp, đây
là lợi thế đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng
nông - lâm - thủy hải sản. Việc cạnh tranh trên
thị trường trong khu vực ASEAN kích thích cho
các ngành đặc biệt là nông - lâm - ngư nghiệp
và chế biến lương thực, thực phẩm, dịch vụ -
thương mại của vùng Đồng bằng sông Cửu
Long phát triển.
1...,91,92,93,94,95,96,97,98,99,100 102,103,104,105,106,107,108,109,110,111,...120
Powered by FlippingBook