So ky 2 thang 6 - page 98

96
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm 2016, các
tỉnh thành trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long
đã xuất khẩu được 13,7 tỷ USD hàng hóa, tăng 7,4%
so với năm 2015. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
của vùng là thủy sản, gạo, thực phẩm chế biến, dệt
may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, trong đó,
xuất khẩu thủy sản đạt 4,2 tỷ USD, tăng 5,5% so
với cùng kỳ. Xuất khẩu gạo đạt 4,88 triệu tấn với
giá trị đạt 2,2 tỷ USD, giảm 25,8% về khối lượng
và 21,2% về giá trị.Các tỉnh thành có giá trị xuất
khẩu cao trong vùng là: Long An trên 6,6 tỷ USD,
Tiền Giang 3,3 tỷ USD, Cần Thơ trên 1,4 tỷ USD và
Đồng Tháp trên 1,2 tỷ USD.Trong năm 2017, các tỉnh
thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu
xuất khẩu hàng hóa đạt 15 tỷ USD, tăng 9,4% so với
năm 2016.
Nhằm tạo động lực tăng trưởng cho vùng
ĐBSCL, ngày 12/2/2014, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số 245/QĐ-TTg phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL đến năm
2020, định hướng đến năm 2030. Vùng kinh tế
trọng điểm vùng ĐBSCL gồm TP. Cần Thơ, tỉnh
Cà Mau, tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang. Đây
là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thủy
sản, hoa quả, góp phần quan trọng vào đảm bảo
an ninh lương thực quốc gia, đóng góp lớn vào
xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước. Đồng thời,
Quyết định này cũng đề ra một số mục tiêu cụ thể:
Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 10,5%/năm giai đoạn
2016-2020; Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: Nông
lâm nghiệp, thủy sản 17,3%; công nghiệp - xây
dựng 37,4%; Dịch vụ 45,3%; Tỷ lệ lao động qua
Tiềm năng hội nhập kinh tế khu vực ASEAN
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bao
gồm 13 tỉnh, có diện tích đất tự nhiên bằng 12% của
cả nước, nguồn lực lao động rất dồi dào, thuận lợi
cho phát triển kinh tế - xã hội. Là một vùng nông
nghiệp lớn nhất và quan trọng nhất nước ta (bảo
đảm an toàn lương thực cho cả nước và thúc đẩy
xuất khẩu), vùng ĐBSCL có lợi thế trong xuất khẩu
các mặt hàng nông - lâm - thủy hải sản. Trong những
năm gần đây, vùng ĐBSCL sản xuất trên 50% sản
lượng lương thực, 70% sản lượng thủy sản mỗi năm
so với tổng sản lượng của cả nước.
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAOĐỘNG
LÀNHNGHỀ VÙNGĐỒNGBẰNG SÔNG CỬU LONG
ThS. PHAN TẤN HÙNG
- Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh
Hội nhập kinh tế khu vực ASEAN nói riêng và thế giới nói chung là xu thế tất yếu của Việt Nam trong quá
trình mở cửa hội nhập và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế khu vực ASEAN không phải hoàn
toàn thuận lợi, vì nó chứa đựng những khác biệt về lợi ích, quan điểm, chính sách đối ngoại, chuẩn mực về
hệ thống quản lý kinh tế, trình độ kỹ thuật công nghệ, trình độ lao động…Đối với vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, để tận dụng cơ hội từ hội nhập, việc tăng cường đội ngũ công nhân lành nghề có vai trò rất quan
trọng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh
tranh cho hàng hóa trong điều kiện hội nhập.
Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long, hội nhập kinh tế, thương mại, ASEAN
Regional and global economic is the
inevitable trend of Vietnam in the process
of opening up its economy for development.
However, integration into ASEAN has
not been smooth as it contains differences
in interests, attitudes, policies, economic
management standards, and technical and
technology infrastructure, labor skills ...
In Mekong River Delta, to take advantage
of integration opportunities, it is a must to
enhanced workers capacity for improving
labor productivity and quality, reducing
production costs, increasing competitiveness
in the context ofASEANeconomic integration.
Keywords: Mekong River Delta, economic
integration, trade, ASEAN
1...,88,89,90,91,92,93,94,95,96,97 99,100,101,102,103,104,105,106,107,108,...120
Powered by FlippingBook