TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 6

8
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
theo hợp đồng cho các tổ chức và cá nhân trong nước.
Điều này phản ánh chất lượng đào tạo và nghiên cứu
khoa học của các trường đại học công lập hiện nay
chưa cao.
Tỷ lệ chi cho con người (chi cho các hoạt động và
tiền giờ giảng) chiếm phần lớn các nguồn chi, trong
khi tỷ lệ chi cho cơ sở vật chất chưa tương xứng. Điều
này cũng sẽ hạn chế việc nâng cao chất lượng đào tạo.
Các trường đại học được tự chủ về mức chi nhưng
tự chủ về thu chưa tương xứng, dẫn tới hiệu quả của
việc thực hiện tự chủ không hơn là bao so với không
tự chủ. Trong thời gian dài, do bị khống chế về trần
học phí, mức trần học phí thường thấp, thu không đủ
chi cho nên một số cơ sở giáo dục đại học công lập xé
rào, ban hành nhiều khoản thu ngoài quy định, dẫn
đến thiếu công khai, minh bạch trong việc sử dụng
nguồn thu.
Việc duy trì mức học phí thấp, dẫn đến các cơ sở
giáo dục đại học công lập không có đủ nguồn để cải
thiện thu nhập cho giảng viên từ nguồn học phí chính
quy, không thu hút và giữ được những giảng viên có
trình độ tham gia giảng dạy. Để có nguồn bổ sung thu
nhập, các trường phải khai thác từ các hoạt động đào
tạo không chính quy, dẫn đến thời gian đứng lớp của
giảng viên đại học phần lớn bị quá tải.
Hầu hết các giảng viên đại học đều vượt định mức
giờ giảng theo quy định, có những trường hợp vượt
tới 150% đến 200% định mức giờ giảng. Điều này dẫn
đến việc giảng viên đại học không có thời gian để
nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ nghiệp vụ, đổi
mới nội dung bài giảng, phương pháp sư phạm... Đây
cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến
chất lượng đào tạo.
Cần có cơ chế tự chủ tài chính hợp lý, hiệu quả
Quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học cần
được giao đồng bộ, bao gồm tự chủ nguồn nhân lực;
tự chủ trong các vấn đề liên quan đến tuyển sinh và
quản lý sinh viên; tự chủ trong các hoạt động học
thuật và chương trình giáo dục như phương pháp
giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh
viên, nội dung chương trình và giáo trình học liệu...;
tự chủ trong các chuẩn mực học thuật, (như các tiêu
chuẩn của văn bằng, các vấn đề liên quan đến kiểm tra
và kiểm định chất lượng); tự chủ trong nghiên cứu và
xuất bản, giảng dạy và hướng dẫn học viên cao học,
các ưu tiên trong nghiên cứu và quyền tự do xuất bản;
tự chủ trong các vấn đề liên quan đến quản lý hành
chính và tài chính, quản lý và sử dụng ngân sách, các
nguồn tài chính của trường. Các khía cạnh này liên
quan chặt chẽ với nhau, nếu không có được quyền tự
chủ trong mặt này thì quyền tự chủ ở các mặt khác
lập nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong
quản lý tài chính và tài sản của đơn vị, sử dụng ngân
sách nhà nước được giao tiết kiệm, hiệu quả hơn. Sở
dĩ như vậy vì khi thực hiện chế độ giao, khoán mức
chi như điện thoại, văn phòng, công tác phí… sẽ giảm
đáng kể chứng từ, hóa đơn, các đơn vị sử dụng tiết
kiệm các nguồn kinh phí để từ đó góp phần vào việc
tăng thu nhập cho giảng viên và công nhân viên. Hơn
nữa, việc thực hiện cơ chế này còn góp phần sử dụng
hiệu quả hơn các nguồn nhân lực.
Việc thực hiện tự chủ tài chính của các cơ sở giáo
dục đại học công lập còn tăng nguồn thu để đầu tư cho
giáo dục. Thực tế hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học
ở các nước trên thế giới nhận hỗ trợ tài chính từ nhiều
nguồn khác nhau, bao gồm: Kinh phí nhà nước phân
bổ cho hoạt động, đặc biệt là giảng dạy và nghiên cứu
khoa học; Kinh phí phân bổ cho nghiên cứu hoặc hỗ
trợ cho các dự án nghiên cứu từ các nguồn khác nhau
(từ các bộ); Học phí và các loại phí khác thu được từ
sinh viên trong nước và sinh viên nước ngoài; Nguồn
thu từ các hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyển
giao công nghệ, hợp đồng đào tạo, dịch vụ tư vấn, bản
quyền... Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ trong
khuôn viên nhà trường phục vụ giảng viên, sinh viên
và cộng đồng; Nguồn thu từ hiến tặng, tài trợ, quà
biếu, đầu tư. Với việc trao quyền tự chủ về thu tài
chính sẽ góp phần nâng cao tính năng động, sáng tạo
của các trường đại học trong việc tìm kiếm các nguồn
thu, giảm bớt sự bao cấp của nhà nước.
Khi nguồn thu tăng lên, các trường đại học sẽ có
những nguồn lực tài chính để tăng đầu tư cho cơ sở
vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực… để từ đó
nâng cao chất lượng giáo dục giáo dục đại học. Để
giữ chân được các giảng viên giỏi thì các trường phải
có chế độ chính sách đãi ngộ thỏa đáng. Với việc trao
quyền tự chủ tài chính, các trường đại học sẽ có điều
kiện để tăng thu, tiết kiệm chi, có nguồn lực nâng cao
đời sống, thu nhập của giảng viên, tạo động lực để họ
tích cực lao động nâng cao chất lượng đào tạo.
Nguồn tăng thu của các trường đại học hiện nay
vẫn là tăng quy mô đào tạo chứ chưa huy động được
các nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ chuyển giao
khoa học công nghệ và dịch vụ tư vấn giáo dục đào tạo
Tại Việt Nam hiện nay, trong điều kiện nguồn
ngân sách dành cho giáo dục đại học còn hạn
hẹp, thực hiện tự chủ tài chính của các trườngđại
học công lập là tất yếu để sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực đồng thời vận động các nguồn lực
của xã hội cho phát triển giáo dục đại học.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...82
Powered by FlippingBook