TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 7

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2016
9
Thứ ba,
các trường cần tiếp tục đổi mới toàn diện:
Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ mang tính chi tiết,
đảm bảo tính công khai, dân chủ và công bằng; Xây
dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả hoạt
động của từng người lao động. Trong đó, chú trọng
giải pháp chi trả thu nhập theo hiệu quả công việc,
khuyến khích, hấp dẫn, thu hút người có năng lực, có
trình độ. Đặc biệt là phải xây dựng được chiến lược
tài chính hợp lý cho đầu tư cơ sở vật chất trong ngắn
hạn và dài hạn. Ngoài ra, phải coi trọng và tích cực tìm
kiếm, thu hút nguồn lực tài chính từ các nguồn dự án,
nguồn vốn viện trợ nước ngoài.
Thứ tư,
bên cạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm tài chính cho các trường đại học cần hết
sức quan tâm đến công tác quản lý nhà nước, nhất là
công tác kiểm tra, giám sát, yêu cầu tính công khai,
minh bạch, trách nhiệm giải trình của các trường đại
học nhằm đảm bảo các trường đại học hoạt động theo
đúng luật pháp.
Thứ năm,
đổi mới phương pháp phân bổ kinh phí
ngân sách nhà nước cho các cơ sở giáo dục đại học
theo kết quả đầu ra; giao ngân sách gắn với nhiệm vụ
và sản phẩm cuối cùng. Nhà nước giao ngân sách gắn
với các hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật trong đào
tạo, định mức phân bổ chi phí đào tạo, có sự phân biệt
giữa cơ sở hoạt động có chất lượng hiệu quả với cơ sở
kém chất lượng, không hiệu quả. Tiếp đó, Nhà nước
sẽ thực hiện cơ chế đặt hàng đối với đào tạo đại học.
Tất cả các cơ sở giáo dục đại học đều được tham gia
vào quy trình tuyển chọn kinh phi đăt hang đao tao tư
ngân sach nha nươc.
Thứ sáu,
bên cạnh tự chủ về tài chính của các cơ sở
giáo dục đại học công lập cần thực hiện đồng bộ với
tự chủ trên các lĩnh vực khác, ví dụ như tự chủ trong
tuyển sinh và tuyển dụng.
Tài liệu tham khảo:
1. John Fielden, Global trends in university governance, World Bank, 2008;
2. LêVănHảo,Môhìnhpháttriểntàichínhđạihọc,trườngĐạihọcNhaTrang,2008;
3. Huỳnh Thành Đạt và cộng sự, Cơ chế hoạt động và các mối quan hệ trong nội bộ
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Đề tài Nghiên cứu cấp Đại học Quốc gia, 2010;
4. TS.NguyễnTrườngGiang,VụHànhchínhsựnghiệp,(BộTàichính),Đổimớicơchế
tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập gắn với nâng cao chất lượng
đào tạo, thực hiệnmục tiêu công bằng và hiệu quả.
không thể phát huy đầy đủ được.
Các quy định pháp lý về quyền tự chủ cho các cơ
sở giáo dục đại học cần được thống nhất, nhất quán và
cùng được cập nhật ở các văn bản quản lý khác nhau,
để các cơ sở giáo dục đại học có được quyền tự chủ
trọn vẹn và có cơ chế hỗ trợ thực hiện quyền tự chủ
đó, tránh tình trạng tự chủ “nửa vời” hoặc trao quyền
tự chủ đồng thời vẫn “trói buộc” bởi cơ chế.
Quản lý nhà nước về giáo dục đại học nên thực
hiện ở các nội dung có tầm vĩ mô, có tính chiến lược,
ở các khâu chỉ đạo, huy động, điều phối và giám sát
còn các khâu quản lý và tổ chức thực hiện nên giao cho
các cơ sở giáo dục đại học chủ động. Vì vậy, để nâng
cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các
trường đại học công lập, đặc biệt trong việc nâng cao
chất lượng đào tạo, cần đổi mới việc thực hiện cơ chế
này trên một số mặt sau đây:
Thứ nhất,
các bộ, ngành, sớm ban hành các văn bản
hướng dẫn, các tiêu chí đánh giá mức độ và chất lượng
hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị được giao tự chủ
nhằm tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách. Đồng
thời, tăng cường kiểm tra, rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban
hànhmới các tiêu chuẩn, địnhmức vàmở rộng lĩnh vực
giao quyền tự chủ cho các đơn vị; Sửa đổi chế độ khấu
hao tài sản cố định (nhất là máy móc thiết bị phục vụ
giảng dạy với thời gian 3 năm là hợp lý); Sửa đổi chính
sách phí, lệ phí cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Thứ hai,
trao nhiều quyền tự chủ về mức thu hơn
nữa cho các trường đại học công lập, trước hết là thu
học phí, lệ phí. Các cơ sở giáo dục đại học công lập
được phép tính đủ chi phí tiền lương và chi phí hoạt
động thường xuyên trong giá dịch vụ của đơn vị sự
nghiệp công lập trên cơ sở khung giá do Nhà nước quy
định, chi phí khấu hao tài sản cố định trong học phí
của cơ sở giáo dục đại học công lập, đảm bảo nguyên
tắc lấy thu đủ bù đắp chi phí đào tạo trong học phí.
Cùng với đó, Nhà nước sẽ thực hiện các chính sách
hỗ trợ đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số,
người ở vùng sâu, vùng xa về mức học phí… tạo điều
kiện cho mọi người đều được tiếp cận giáo dục đại học
(nghĩa là Nhà nước chuyên viêc hô trơ gian tiêp cho
cac đôi tương chinh sach thông qua cac cơ sơ đao tao
sang hô trơ trưc tiêp cho cac đôi tương nay đê ho đươc
lưa chon cơ sơ đao tao phu hơp nhât).
Tiền thuế là của dân,
do dân đóng góp
để phục vụ lợi ích của nhân dân
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...82
Powered by FlippingBook