TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 67

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2016
69
phần kinh tế thúc đẩy chương trình giải quyết việc
làm cho lao động của Tỉnh; tạo điều kiện các doanh
nghiệp tự đào tạo nguồn nhân lực
Thứ hai,
đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực. Có chính sách huy động
nguồn đóng góp từ phía doanh nghiệp cho đào tạo
nghề, bao gồm chính sách khuyến khích thành lập
các trung tâm đào tạo có chất lượng cao; đẩy mạnh
thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích xã hội hóa
trong công tác phát triển nhân lực trên địa bàn Tỉnh.
Thứ ba,
quy hoạch, đầu tư phát triển mạng lưới
đào tạo và dạy nghề. Thiết lập và phát triển quan
hệ hợp tác giữa đơn vị đào tạo và dạy nghề, giữa cơ
sở đào tạo với các tổ chức sử dụng lao động trên địa
bàn Tỉnh thông qua việc ký hợp đồng đào tạo theo
nhu cầu. Tăng cường hợp tác và liên kết trong đào
tạo nguồn nhân lực với các trường đại học, cao đẳng
trong nước và nước ngoài có năng lực và uy tín để
đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Thứ tư,
Tỉnh cần chú trọng đẩy mạnh đào tạo tại
chỗ theo nhu cầu của doanh nghiệp, đào tạo liên thông
từ thấp đến cao, từ lao động giản đơn đến giám sát,
quản lý các cấp. Doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh
viên vào thực tập, làm part - time (làm bán thời gian),
như vậy sẽ giải quyết được vấn đề thiếu lao động của
doanh nghiệp mà sinh viên thì được trực tiếp với công
việc thực tế. Thực hiện ký kết hợp đồng đào tạo giữa
doanh nghiệp và cơ sở đào tạo theo nguyên tắc đặt
hàng, đào tạo theo nhu cầu công việc. Tăng cường liên
kết đào tạo du lịch giữa nhà nước - nhà trường - nhà
doanh nghiệp. Sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước
cho đào tạo, bồi dưỡng. Khuyến khích các cơ sở đào
tạo du lịch lập cơ sở dịch vụ phù hợp ngành nghề đào
tạo để học sinh, sinh viên thực hành và hoạt động tạo
thêm kinh phí cho đào tạo.
Thứ năm,
tăng cường đổi mới và làm chuyển biến
nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị
trí, vai trò của đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo
nhu cầu xã hội. Tạo môi trường thuận lợi cho đào tạo
du lịch, đẩy mạnh giáo dục du lịch cộng đồng. Xây
dựng chương trình quảng bá nâng cao hình ảnh nghề
và định hướng nghề du lịch. Bồi dưỡng kiến thức du
lịch cho cán bộ quản lý các lĩnh vực liên quan, đội
ngũ giáo viên, cán bộ chính quyền địa phương và
những người tiếp xúc trực tiếp với du khách.
Tài liệu tham khảo:
1. HĐND tỉnh Quảng Ninh, Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ngày 30/09/2014;
2.http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&News=110&CategoryID=3;
3.
…;
4.
.
trong đó lực lượng lao động sẽ tăng lên khoảng
300.000 người năm 2020 so với mức 198.000 người
năm 2013 và lĩnh vực Dịch vụ sẽ đòi hỏi 385.000 lao
động năm 2020 so với mức 218.000 lao động năm
2013. Ngược lại, lực lượng lao động trong lĩnh vực
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản sẽ giảm đi,
còn khoảng 186.000 lao động năm 2020 so với mức
234.000 lao động năm 2013.
Cùng với việc chuyển dịch định hướng phát
triển sang các ngành thiên về dịch vụ, nhân lực
tỉnh Quảng Ninh cũng được dự báo sẽ chuyển dịch
sang nhóm công việc đòi hỏi tay nghề cao hơn.
Nhóm công việc tăng nhanh, nhất là nhóm nhân
viên dịch vụ và bán hàng, nhóm kỹ thuật viên và
trợ lý chuyên viên, chuyên viên và nhóm lao động
nghề thủ công và ngành liên quan. Những nhóm
lao động này thường đòi hỏi kỹ năng cao hơn và
thường phải qua đào tạo.
Căn cứ trên nhu cầu lao động và yêu cầu tối thiểu
về trình độ đào tạo đối với từng nhóm công việc, có
thể thấy nhu cầu lao động được đào tạo hệ chuyên
nghiệp và hệ đào tạo nghề sẽ có tỷ trọng tăng lên trong
tổng cầu lao động của Tỉnh. Mặt khác, nhu cầu đối
với lao động không qua đào tạo sẽ giảm bớt tỷ trọng
trong tổng nhu cầu lao động. Điều này nhất quán với
xu hướng chuyển dịch nền kinh tế Quảng Ninh theo
hướng Công nghiệp – Xây dựng và lĩnh vực Dịch vụ
và sự chuyển dịch cơ cấu các nhóm công việc theo
hướng các nhóm công việc đòi hỏi trình độ cao hơn.
Giải pháp tăng cường phát triển nguồn nhân lực
du lịch - dịch vụ
Để đến năm 2020 du lịch Quảng Ninh trở thành
một trong những nguồn tăng trưởng kinh tế chính
với lượng du khách đến Quảng Ninh đạt khoảng
10,5 triệu lượt người. Nhân lực du lịch – dịch vụ
phải được tổ chức đào tạo và đào tạo lại về quản lý
và chuyên môn cho cán bộ và lao động hiện đang
công tác và phục vụ trong ngành Du lịch theo tiêu
chuẩn quốc gia và quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực
có có tính chuyên nghiệp cao đáp ứng yêu cầu phát
triển du lịch bền vững trong xu thế hội nhập kinh
tế quốc tế. Chú trọng đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ,
nhân viên. Bên cạnh đào tạo cho đội ngũ lao động
trực tiếp, cần đào tạo bồi dưỡng lao động du lịch
gián tiếp giúp họ trở thành những người lao động
du lịch bán chuyên nghiệp. Các giải pháp cần chú
trọng gồm:
Thứ nhất,
tăng cường chính sách khuyến khích
phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh. Chú trọng kết
hợp việc phát triển nguồn nhân lực với chính sách
thu hút đầu tư và phát triển đa dạng hóa các thành
1...,57,58,59,60,61,62,63,64,65,66 68,69,70,71,72,73,74,75,76,77,...82
Powered by FlippingBook