TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 63

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2016
65
chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn thấp
nên rất khó chuyển nghề.
Qua số liệu khảo sát của tác giả với 200 người ởmột
số xã tại 4 huyện (Thường Tín, Thanh Trì, Hoài Đức,
Thạch Thất) cho thấy, có đến 44 lao động mới chỉ tốt
nghiệp tiểu học (chiếm tới 22%); tốt nghiệp trung học
cơ sở là 61 lao động chiếm 30,5%; tốt nghiệp trung
học phổ thông chiếm 42,5%; tốt nghiệp cao đẳng và
đại học chỉ chiếm 5%. Số lao động chưa qua đào tạo
nghề là 155 người, chiếm 77,5% đã làm cho thu nhập
của người lao động địa phương thấp, đời sống của họ
khó khăn. Do vậy, số lao động được thu hút vào làm
việc trong các cụm công nghiệp rất thấp, chủ yếu làm
nghề thủ công và các công việc khác.
Thứ tư,
quy mô và phạm vi hoạt động của các
trung tâm giới thiệu việc làm còn manh mún, thiếu
chuyên nghiệp, thông tin chưa thiết thực và hiệu quả.
Điều này gây ra khó khăn không nhỏ cho người lao
động có nhu cầu tìm việc làm với nhiều ngành nghề
khác nhau.
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 47 doanh
nghiệp có chức năng giới thiệu việc làm. Trong năm
2015, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội đã
cấp mới, gia hạn cho 14 doanh nghiệp có chức năng
giới thiệu việc làm. Năm 2015, Thành phố đã tổ chức
được 166 phiên giao dịch việc làm với 5.024 doanh
nghiệp tham gia, lao động được tuyển dụng qua sàn
giao dịch việc làm 25.079 người; thông tin việc làm
cho lao động và cung ứng 120.545 lao động cho các
doanh nghiệp.
Để giải quyết việc làm cho người lao động nông
nghiệp trong quá trình đô thị hoá, HàNội đã cómột số
chủ trương, chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho
lao động nông nghiệp nói chung và người lao động
nông nghiệp bị thu hồi đất nông nghiệp nói riêng,
tuy vậy vẫn chưa theo kịp với đòi hỏi ngày càng cao
của thực tiễn. Từ những tồn tại, hạn chế trong việc
giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp
ở Hà Nội, các cấp chính quyền địa phương cần có
những chính sách giải quyết việc làm hiệu quả, đáp
ứng được mong muốn của người lao động, góp phần
ổn định xã hội và phát triển đất nước.
Tài liệu tham khảo:
1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, Thực trạng lao động ở Hà Nội giai
đoạn 2011-2015;
2. Lê Du Phong (2008), Ảnh hưởng của đô thị hoá tới nông thôn ngoại thành Hà
Nội: Thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;
3. Lương Ngọc Hiếu (2014), Vấn đề việc làm cho người lao động ở huyện ngoại
thành của TP. Hà Nội, Tạp chí Tài chính;
4. Viện Kinh tế quy hoạch Hà Nội, Báo cáo tình hình giải quyết việc làm cho lao
động Hà Nội giai đoạn 2010-2015.
Hai là,
số lượng người lao động nông nghiệp
chuyển sang ngành nghề mới còn ít, chất lượng, tính
ổn định bền vững của việc làm cho lao động nông
nghiệp bị thu hồi đất chưa cao;
Ba là,
hoạt động xúc tiến mở các hội trợ việc làm
và trung tâm việc làm còn hạn chế, kém hiệu quả.
Các hội chợ xúc tiến việc làm trong thời gian qua,
Hà Nội có tiến hành nhưng với chất lượng chưa cao,
chưa tương xứng với tiềm năng và cơ hội mà chính
quyền và người dân kỳ vọng, chưa phát huy hết
được khả năng. Các trung tâm việc làm mở ra, chủ
yếu đào tạo, mở các khóa nghề để đáp ứng nhu cầu
thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế, các trung tâm
việc làm chưa nắm bắt được sự nhậy bén của thông
tin thị trường, các trung tâm thường đào tạo theo
cảm tính hơn là đào tạo nghề đúng với nhu cầu của
thực tế của thị trường.
Bốn là,
các doanh nghiệp sử dụng đất nông nghiệp
thu hồi chưa thực hiện tốt cam kết ưu tiên tiếp nhận
lao động địa phương bị thu hồi đất.
Trong thực tế, ở các vùng bị thu hồi đất, số lượng
lao động bị thu hồi đất được tuyển vào làm việc tại
các khu công nghiệp rất ít, bởi lẽ họ chưa tiếp cận
được thông tin cần thiết khi tuyển dụng vào đó. Hơn
thế, đối tượng lao động bị thu hồi đất, chủ yếu là
người ở độ tuổi trên 35 tuổi, điều đó rất khó cho việc
đào tạo nghề mới, vì sẽ hạn chế trong tiếp cận và khả
năng tiếp thu kiến thức thích ứng với công việc mới.
Tìm hướng giải quyết
Từ thực trạng trên, việc tìm lời giải cho “bài toán”
việc làm cho người lao động nông nghiệp bị thu hồi
đất ở Hà Nội là hết sức quan trọng. Để giải quyết
được thực trạng này, trước tiên cần tháo gỡ được các
vấn đề sau:
Thứ nhất,
công tác quy hoạch, bước đầu chính
quyền chưa quan tâm nhiều đến giải quyết việc làm,
chỉ quan tâm đến thu hồi đất, quy hoạch đất. Công
tác quy hoạch sử dụng lao động, giải quyết việc làm
thiếu tính cụ thể, chi tiết và thiếu tính khả thi.
Thứ hai,
chính sách đào tạo nghề còn nhiều bất
cập, chưa gắn với nhu cầu sử dụng thực tế. Nhiều khi
việc đưa người đi học chỉ mang tính hình thức, chưa
không quan tâm đến hiệu quả của việc học nghề có
giúp người lao động hình thành các kỹ năng và tiếp
tục kinh doanh từ nghề đã học hay không.
Thứ ba,
hiện nay, số lượng lao động bị thu hồi
đất ở Hà Nội có độ tuổi từ 35 trở lên chiếm tỷ lệ cao
(67%), đó cũng là nguyên nhân khiến cho số lao động
khó tìm việc, khó chuyển đổi ngành nghề. Đây là
những lý do khiến người lao động khó xin được việc
việc làm. Bên cạnh đó, trình độ học vấn và trình độ
1...,53,54,55,56,57,58,59,60,61,62 64,65,66,67,68,69,70,71,72,73,...82
Powered by FlippingBook