TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 65

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2016
67
tới chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng khai thác,
tận dụng các lợi thế sẵn có. Bên cạnh đó, yếu tố then
chốt cho tăng trưởng kinh tế là nâng cao năng suất
lao động bằng cách đổi mới công nghệ, thiết bị, tập
trung phát triển nguồn nhân lực; khuyến khích sáng
tạo, đổi mới trong sản xuất.
Hai là,
để thúc đẩy tăng trưởng bao trùm lên cấp
độ cao hơn trong bối cảnh phát triển mới, cần có các
giải pháp toàn diện để mở rộng việc làm có năng suất
như kiểm soát lạm phát và duy trì các cán cân vĩ mô ở
mức hợp lý; nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng
cách đẩy mạnh cải cách trong nước cùng với nỗ lực
tăng cường hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, cần có giải
pháp đổi mới hệ thống an sinh xã hội để bảo đảm diện
bao phủ lớn hơn, hiệu quả cao hơn nhằm giúp người
dân và nền kinh tế có được sức chống chọi tốt hơn với
các cú sốc.
Ba là,
hoàn thiện hệ thống y tế, đẩy mạnh công tác
chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho người dân ởmọi lứa
tuổi; nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế cơ bản cho
con người ở tất cả các vùng miền; nâng cao năng lực y
tế dự phòng, kiểm soát dịch bệnh, tránh lây lan rộng
ảnh hưởng không tốt tới cộng đồng, đặc biệt là người
già và tr em. Các cơ sở y tế cần được tập trung đầu tư
cả về cơ sở vật chất và năng lực cán bộ. Thực hiện các
biện pháp khuyến khích để đạt mục tiêu bảo hiểm y
tế toàn dân đi đôi với việc cải thiện quản lý, tính minh
bạch, công bằng, hiệu quả của Quỹ Bảo hiểm y tế; xây
dựng hệ thống trợ giúp xã hội dựa trên nguyên tắc
“vòng đời”...
Bốn là,
đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo,
chú trọng hơn nữa việc phổ cập giáo dục với các vùng
khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đối với giáo
dục đại học – nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng
cao cho xã hội, cần trao quyền tự chủ thực sự, đặc biệt
là cơ chế tự chủ tài chính. Việc trao quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm cho các đơn vị giáo dục sẽ gắn chặt
với trách nhiệm giải trình của nhà lãnh đạo về kết quả
hoạt động của đơn vị. Có như thế, chất lượng giáo
dục mới được cải thiện và chúng ta có thể hi vọng vào
nguồn nhân lực đủ lớn, đủ tài để tạo ra những bước
ngoặt lớn cho nước nhà.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Nội vụ (2015), Báo cáo quốc gia về thanh niên Việt Nam, NXB Thống
kê, Hà Nội;
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Báo cáo quốc gia giáo dục cho mọi người 2015
của Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội;
3. Phan Công Ngh a, Bùi Đức Triệu (2013), Giáo trình Thống kê kinh tế, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân;
4. Tổng cục Thống kê (2011), Giáo dục ở Việt Nam: Phân tích các chỉ số chủ yếu, NXB
Thống kê, Hà Nội.
nước chậm phát triển về giáo dục của thế giới và
đây là điều rất đáng lo ngại vì giáo dục sẽ giúp
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực – điều kiện
tiên quyết giúp Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội
và hội nhập thành công.
- Chỉ số tuổi thọ:
Tuổi thọ bình quân ở nước ta đạt
mức 75,8 tuổi năm 2014, đây là mức cao so với mức
trung bình trên thế giới (70,8 tuổi). Kết quả này thể
hiện những nỗ lực của Việt Nam trong cải thiện các
hoạt động chăm sóc sức khỏe, y tế cũng như phát
triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, những hạn chế bất
cập tại lĩnh vực y tế về số bệnh nhân/giường bệnh,
nhất là ở các bệnh viện tuyến trên; giá thuốc; an toàn
thực phẩm; việc xã hội hóa y tế còn chậm chạp…
ảnh hưởng đến việc phát triển chỉ số này một cách
bền vững.
Bên cạnh đó, theo UNDP, Việt Nam cũng đang
đứng trước nguy cơ của nền kinh tế đa tốc độ. Nền
kinh tế Việt Nam khởi sắc rõ nét trong những năm qua
với tốc độ tăng trưởng khá cao song kết quả này chịu
sự chi phối bởi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với
kết quả vượt trội so với khu vực kinh tế trong nước.
Một khi mối liên kết giữa hai khu vực này yếu đi thì
Việt Nam dễ rơi vào “bẫy gia công lắp ráp” (mức thấp
của bẫy thu nhập trung bình). Nguy cơ của nền kinh
tế đa tốc độ hiện rõ hơn khi sự chênh lệch về tăng
trưởng và phát triển giữa các tỉnh nằm trong các cực
tăng trưởng và các tỉnh còn lại chưa có dấu hiệu được
thu hẹp.
Một số đề xuất
Với những thách thức hiện nay, Việt Nam cần triển
khai thực hiện một loạt cải cách để đẩy nhanh tăng
trưởng bao trùm và thúc đẩy phát triển con người
trong tương lai, trong đó chú trọng một số biện pháp
quyết liệt, đồng bộ sau:
Một là,
xây dựng các chính sách tăng thu nhập
quốc dân, thu nhập quốc dân bình quân đầu người.
Muốn vậy, phải tăng GDP bằng cách tăng giá trị gia
tăng của sản phẩm. Đây là cách giúp tăng trưởng
bền vững và ổn định. Do đó, cần phát huy lợi thế
so sánh của mỗi ngành tại mỗi vùng lãnh thổ, đẩy
mạnh chuyên môn hóa ở các địa phương, từ đó tiến
Năm 2015, GDP bình quân đầu người ước đạt
45,7 triệu đồng, tương đương 2.109 USD, tăng
57 USD so với năm 2014. Dự báo, năm 2016,
thu nhập bình quân đầu người Việt Nam gần
50 triệu đồng. Việt Nam nằm trong số các nước
có thu nhập bình quân đầu người trung bình
trên thế giới.
1...,55,56,57,58,59,60,61,62,63,64 66,67,68,69,70,71,72,73,74,75,...82
Powered by FlippingBook