TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 57

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2016
59
mô DN (SIZE), Độ tuổi của DN (AGE), Thuế (TAX)
và Tỷ lệ cơ cấu tài sản cố định (TANG).
Giả thuyết nghiên cứu
Abor (2005) đã tìm thấy tỷ số nợ có mối quan hệ
cùng chiều đối với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu (ROE); San và Heng (2012) phát hiện ra rằng,
tỷ lệ nợ dự kiến có tác động cùng chiều đáng kể
đến khả năng sinh lời của DN trên cả các chỉ tiêu
báo cáo tài chính và yếu tố giá trị thị trường; Berger
(2006) cũng cho thấy, tỷ suất sinh lời trên tài sản
ROA, ROE có quan hệ ngược chiều với cấu trúc vốn.
Giả thuyết đặt ra là:
- Giả thuyết H1: Tỷ số nợ có tác động cùng chiều
đến khả năng sinh lời của DN.
Nghiên cứu của Abor (2005) cho thấy, tỷ số nợ
ngắn hạn có quan hệ cùng chiều với ROE của các
công ty ở Ghana; Salim và Yadav (2012) lại phát hiện
ra rằng, tỷ số nợ ngắn hạn tỷ lệ nghịch chiều với
ROA của các công ty ở Malaysia. Nghiên cứu của
Cheng (2009) cho thấy, nợ ngắn hạn cùng chiều với
ROA, do đó, ta có giả thuyết:
- Giả thuyết H2: Tỷ số nợ ngắn hạn có mối quan
hệ cùng chiều với khả năng sinh lời của DN.
Nghiên cứu của Ahmad và cộng sự (2012), San
và Heng (2012) cũng cho thấy, mối quan hệ cùng
chiều giữa tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản ROA và
ROE đối với công ty nhỏ và vừa. Điều này được giải
thích bởi vì, thực tế nợ dài hạn có chi phí thấp hơn
và ổn định hơn, dẫn đến tỷ suất sinh lời sẽ cao hơn
nên đặt giả thuyết:
Q
uyết định cấu trúc vốn là một trong những
vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến khả năng
sinh lời của doanh nghiệp (DN). Thực tiễn
đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về mối quan
hệ này, tuy nhiên các kết quả đôi lúc ngược nhau.
Bài viết phân tích tác động của cấu trúc vốn đến
khả năng sinh lời của DN ngành Thực phẩm trên địa
bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 – 2014. Trên cơ
sở đó, đưa ra những gợi ý chính sách cho các nhà
quản trị trong quá trình xây dựng cấu trúc vốn tối
ưu, để gia tăng khả năng sinh lời cho DN.
Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu của Durand (1952) cho rằng, hiệu
quả của DN bị tác động bởi cấu trúc vốn của chính
DN đó. Lý thuyết đánh đổi cấu trúc cũng đã giải
thích rõ nguyên nhân các DN khi lựa chọn nguồn
tài trợ thì một phần bằng nợ (bao gồm nợ ngắn hạn
và nợ dài hạn) và một phần bằng vốn chủ sở hữu.
Theo một số nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước như Abor (2005), Berger (2006), Cheng
(2009), San và Heng (2012), Salim và Yadav (2012),
khả năng sinh lời của DN được đại diện bởi biến tỷ
suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) làm biến
phụ thuộc. Bên cạnh đó, cấu trúc vốn được dùng
bằng 3 tỷ số: (1) Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản (DA);
(2) Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDA); (3) Tỷ
số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDA).
Bài viết cũng sử dụng 3 biến DA, SDA, LDA đại
diện cho cấu trúc vốn. Cùng với đó, bổ sung đưa
thêm một số biến kiểm soát vào trong mô hình: Quy
ẢNHHƯỞNGTỪ CẤUTRÚC VỐNĐẾNKHẢNĂNG SINH LỜI
CỦA DOANHNGHIỆPNGÀNHTHỰC PHẨM
NGUYỄN QUỐC ĐỊNH, PHẠM HÀ HOÀNG OANH, BÙI ĐAN THANH
- Cao đẳng Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Bài viết xem xét ảnh hưởng cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của 185 doanh nghiệp ngành Thực phẩm
trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh với chỉ tiêu khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) để ước tính tỷ suất
sinh lời của doanh nghiệp. Kết quả chỉ ra cấu trúc vốn với biến đại diện là nợ dài hạn trên tổng tài sản thì
không có ý nghĩa thống kê với khả năng sinh lời, trong khi đó tỷ số nợ và nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có
tác động cùng chiều với khả năng sinh lời. Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát hiện thấy, quy mô và hiệu suất
sử dụng tài sản dài hạn ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng sinh lời, trong khi biên độ tuổi không có ý
nghĩa thống kê.
Từ khóa: Cấu trúc vốn, khả năng sinh lời, doanh nghiệp, ngành Thực phẩm.
1...,47,48,49,50,51,52,53,54,55,56 58,59,60,61,62,63,64,65,66,67,...82
Powered by FlippingBook