TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 62

64
Để giải quyết việc làm cho người lao động nông
nghiệp, thời gian qua, TP. Hà Nội đã triển khai thực
hiện tốt các nghị định, quy định của Nhà nước về
thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn,
hướng tới phát triển nguồn lao động bền vững, chất
lượng cao. Đồng thời, Thành phố đã thực hiện nhiều
chính sách, thông tư, văn bản của Nhà nước về giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn một cách
hợp lý; Ban hành các chính sách khuyến khích trong
việc hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, giúp
cho người lao động có tay nghề cao, đáp ứng được
nhu cầu của xã hội, đặc biệt là triển khai thực hiện
tốt Quyết định định 1956/QĐ-CP ngày 27/11/2009
về “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020”. Điều này đã mang lại những kết quả tốt đẹp,
tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nông
nghiệp, nhất là lao động bị thu hồi đất, sớm ổn định
cuộc sống, chuyển đổi nghề phù hợp cho bản thân,
nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cao trong
đội ngũ lao động của địa phương…
Vẫn còn những tồn tại
Bên cạnh sự nỗ lực của các cấp các ngành trong
giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất
sản xuất, thực tiễn trong thời gian qua cũng đã bộc lộ
một số vấn đề tồn tại. Cụ thể:
Một là,
tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp
vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao. Do quá trình thu hồi
đất ở Hà Nội diễn ra tương đối nhanh, nên việc lao
động khi bị thu hồi đất, mất việc làm là tất yếu. Hơn
nữa, do thiếu trình độ chuyên môn nên khi bị thu hồi
đất, đối tượng này khó đáp ứng được công việc mới.
Điều này gây ra tình trạng lao động sẽ bị thất nghiệp;
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀMCHO LAOĐỘNGNÔNGNGHIỆP
TRONGQUÁ TRÌNHĐÔTHỊ HOÁ ỞTP. HÀNỘI
ThS. LƯƠNG NGỌC HIẾU
TP. Hà Nội là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hoá cao. Cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng
cao thì việc rút gọn các quỹ đất nông nghiệp là tất yếu và kéo theo đó là vấn đề tạo việc làm cho lao động
nông nghiệp đặt ra cần được giải quyết hài hòa. Xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu, nên từ nhiều năm qua, TP. Hà Nội đã đưa ra nhiều chính sách giải quyết việc làm cho lao động
nông nghiệp bị thu hồi đất, bước đầu đã ghi nhận một số kết quả, tuy nhiên, trong quá trình triển khai
vẫn tồn tại nhiều vướng mắc cần tiếp tục được tháo gỡ…
Từ khóa: Lao động, nông nghiệp, nông thôn, thu hồi đất, chuyển dịch lao động.
Thực trạng giải quyết việc làm
cho lao động nông nghiệp
Thời gian qua, TP. Hà Nội đã có 2.725 dự án liên
quan đến giải phóng mặt bằng với diện tích thu hồi
13.023,23 ha và trong thực tế đã thực hiện thu hồi
và bàn giao 7.274,661 ha đất nông nghiệp cho các
chủ đầu tư. Đến năm 2014, Hà Nội có 3 khu công
nghệ cao, diện tích 1.852 ha, 19 khu công nghiệp với
diện tích quy hoạch 5.200 ha, đã giải phóng mặt bằng
1.300 ha và đã xây dựng cơ sở hạ tầng được 1.200 ha;
53 cụm điểm công nghiệp, với diện tích quy hoạch
3.635 ha, diện tích đã giải phóng mặt bằng 2.565 ha
và đã xây dựng cơ sở hạ tầng được 1.680 ha; 176 điểm
công nghiệp làng nghề, với diện tích quy hoạch là
1.295 ha, trong đó có 49 cụm với diện tích 470 ha đã
được xây dựng. Các làng nghề truyền thống ở nông
thôn đang từng bước phục hồi, các làng nghề mới
đang hình thành và phát triển.
Năm 2015, TP. Hà Nội đã giải quyết việc làm
cho trên 150.000 lao động. Tỷ lệ thất nghiệp khu
vực thành thị giảm từ 5% năm 2011 xuống dưới
4% năm 2015).
TP. Hà Nội đã đẩy mạnh công tác giải quyết việc
làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất nói
riêng và lao động nói chung một cách hiệu quả, cụ
thể là số lao động nông thôn được tạo việc làm mới
tăng lên hàng năm, số lao động nông thôn được giải
quyết việc làm giai đoạn 2011-2015 là 13.790. Đây là
thành quả đáng khích lệ của Thành phố. Dự tính đến
hết năm 2016, Hà Nội sẽ giải quyết thêm trên 30.500
lao động nông thôn trong các ngành nghề phù hợp
để giúp cho họ ổn định cuộc sống.
1...,52,53,54,55,56,57,58,59,60,61 63,64,65,66,67,68,69,70,71,72,...82
Powered by FlippingBook