TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 64

66
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
được thu hẹp. Tăng trưởng trong quá khứ mặc dù đã
mang lại những chuyển dịch cơ cấu xã hội to lớn, với
việc thu hẹp tỷ trọng của nhóm dân cư nghèo và cận
nghèo và mở rộng nhanh chóng của tầng lớp trung
lưu, song đời sống của những người ở nhóm trung
lưu còn chưa được đảm bảo an toàn trước các rủi ro.
Những khó khăn của những người vẫn thuộc diện
nghèo, đặc biệt ở những cộng đồng dân tộc thiểu số,
thì ngày càng khó giải quyết.
Nhìn lại nỗ lực phát triển con người của Việt Nam
trong những năm gần đây, có thể nhận thấy những
điểm đáng quan tâm sau:
- Chỉ số thu nhập (tính bằng USD theo tỷ giá sức mua
tương đương):
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2015,
GDP bình quân đầu người ước đạt 45,7 triệu đồng,
tương đương 2.109 USD, tăng 57 USD so với năm
2014. Dự báo, năm 2016, thu nhập bình quân đầu
người Việt Nam gần 50 triệu đồng. Với mức thu nhập
bình quân này, Việt Nam chỉ nằm trong số các nước
có thu nhập bình quân đầu người trung bình trên thế
giới. Thực tế này cũng không khó lý giải, vì Việt Nam
mới chỉ thoát khỏi nhóm các nước có thu nhập trung
bình từ năm 2008, cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế
tài chính toàn cầu năm 2008 khiến cho chỉ số thu nhập
bình quân đầu người của Việt Nam tuy có tăng nhưng
tốc độ tăng còn chậm và vẫn nằm trong mức thấp so
với các nước trong khu vực.
- Chỉ số giáo dục:
Chỉ số giáo dục thấp có ảnh
hưởng không nhỏ tới giá trị chỉ số phát triển con
người, đặc biệt là khi chỉ số phát triển con người
được tính bằng phương pháp mới. Thực tế này
phần nào cho thấy, nước ta vẫn rơi vào vùng các
Ảnh hưởng do khủng hoảng tài chính toàn cầu
Ngày 5/2/2016, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học
xã hội Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp
quốc (UNDP) tổ chức Lễ công bố Báo cáo Phát triển
Con người Việt Nam 2015 về tăng trưởng bao trùm và
Báo cáo phát triển con người toàn cầu năm 2015. Báo
cáo cho biết, vào giai đoạn đầu và giữa những nămđổi
mới, Việt Nam đã đạt được những kết quả ấn tượng
cả về phát triển con người và tăng trưởng kinh tế. Phát
triển kinh tế ở Việt Nam mang tính tăng trưởng bao
trùm (tức tăng trưởng nhanh, bền vững và không bỏ
ai lại phía sau được coi là chìa khoá để đạt tiến bộ toàn
diện về phát triển con người) với những lợi ích và cơ
hội được chia s rộng rãi.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự phát triển
kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam có xu hướng chững
lại, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
năm 2008. Tăng trưởng giảm sút và khoảng cách giữa
các vùng miền, các tỉnh và các nhóm dân cư vẫn chưa
BÀNTHÊMVỀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂNNGUỒN
NHÂNLỰC CỦAVIỆTNAMĐÁPỨNGYÊUCẦUPHÁTTRIỂNMỚI
ThS. NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG, ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH DIỆP
- Đại học Lâm nghiệp
Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội đất nước, đặc biệt là trong vòng một thập kỷ trở
lại đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong sự nghiệp phát triển con người. Tuy nhiên,
sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam có xu hướng chững lại, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu năm 2008. Thông qua việc nghiên cứu sự biến động của chỉ số phát triển con người ở nước ta, bài viết
chỉ ra những thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.
Từ khóa: Chỉ số phát triển con người, tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2010-2014
Năm Chỉ số
HDI
Tuổi thọ
kỳ vọng
trung bình
(năm)
Số năm đi
học trung
bình
(năm)
Số năm
đi học
kỳ vọng
(năm)
GNI bình
quân đầu
người theo
PPP (USD)
2010
0,629 75,5
5,5
10,4
4314
2011
0,632 75,6
5,5
11,9
4514
2012
0,635 75,8
5,5
11,9
4689
2013
0,638 75,9
5,5
11,9
4892
2014
0,666 75,8
7,5
11,9
5092
1...,54,55,56,57,58,59,60,61,62,63 65,66,67,68,69,70,71,72,73,74,...82
Powered by FlippingBook